Một trong những quy trình cực kỳ quan trọng khi triển khai xây dựng công trình là đo đạc địa chính. Vậy, đo đạc địa chính là gì? Trước khi đo đạc cần chuẩn bị những gì? Chi phí cho hoạt động này là bao nhiêu? Mọi câu hỏi của bạn sẽ được bất động sản ODT.VN giải đáp cụ thể trong khuôn khổ bài viết bên dưới.

1. Đo đạc địa chính là gì?

Đo đạc địa chính là gì? Quy trình và cách tính phí chi tiết

Đo đạc địa chính là một thủ tục rất quan trọng, cần thiết phải thực hiện trước khi triển khai xây dựng công trình. Điều này nhằm đảm bảo công trình được xây dựng đúng trên vị trí đất, đúng với kích thước hình học và đảm bảo các yếu tố cần thiết khác. Đặc biệt, đối với các công trình xây dựng lớn, việc đo đạc địa chính sẽ giúp các thông số được thực hiện chuẩn nhất.

2. Mục đích của đo đạc địa chính

Đối với cá nhân:

  • Giúp xác định ranh giới khu đất thuộc quyền sở hữu của bản thân. Qua đó, tránh xây dựng và sử dụng lấn chiếm sang lô đất, ranh giới đất không phải của mình.
  • Xác định thửa đất, lô đất trên giấy tờ và thực tế có khớp nhau hay không, có bị tổ chức, cá nhân nào lấn chiếm hoặc sử dụng sai phép không.
  • Gộp thửa đất, lô đất thành một mảnh lớn hơn
  • Phân chia thửa đất, lô đất thành những mảnh nhỏ hơn để sang nhượng, bán, cho tặng hoặc thừa kế quyền sở hữu

Đối với cơ quan nhà nước:

  • Hỗ trợ đánh giá, điều tra về đất đai, cải tạo đất đai
  • Hỗ trợ lên kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch đất hợp lý
  • Lập hồ sơ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, lập bản đồ địa chính, đo đạc bản đồ địa chính, lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất.
  • Tư vấn và xác định giá đất
  • Đấu giá quyền sử dụng đất
  • Hỗ trợ trong bồi thường, tái định cư

Trong mua bán đất:

  • Xác định thửa đất, lô đất bạn đang có ý định mua có đúng với vị trí, diện tích trên giấy tờ không. Và có đúng như bản thiết kế hay hình vẽ không.
  • Xác định tình trạng của lô đất, thửa đất xem có bị người khác lấn chiếm hay không.

Trong xây dựng:

  • Hỗ trợ đo đạc, lập bản đồ tổng thể phục vụ trong thiết kế xây dựng
  • Thiết kế, xin giấy phép xây dựng,
  • Tính toán khối lượng san lấp mặt bằng cần thực hiện
  • Quan trắc về độ nghiêng, độ lún của công trình xây dựng
  • Xác định ranh giới của thửa đất, lô đất để đặt móng hợp lý, xây dựng tường bao, bờ rào mà không vi phạm sang lô đất của người khác hoặc thiếu hụt về diện tích của diện tích lô đất của chủ sở hữu.

3. Quy trình đo đạc địa chính

Quy trình đo đạc địa chính

Quy trình đo đạc địa chính gồm 7 bước cụ thể dưới đây:

Bước 1: Xác định mục đích đo đạc địa chính

Kỹ thuật viên đo đạc địa chính trao đổi với chủ sở hữu đất hoặc chủ sở hữu công trình xây dựng để xác định mục đích của việc đo đạc địa chính. Bên cạnh đó xác định những loại giấy tờ cần thiết phục vụ cho hoạt động này.

Tóm lại, đo đạc địa chính có thể phục vụ cho các mục đích sau:

  • Đo đạc để cấp đổi
  • Chuyển công năng sử dụng
  • Chuyển quyền sử dụng đất tách thửa
  • Hợp thửa
  • Cắm ranh
  • Tranh chấp...

Bước 2: Thu thập tài liệu phục vụ công tác đo đạc

Một số giấy tờ cần thiết mà chủ sở hữu thửa đất, lô đất cần cung cấp cho kỹ thuật viên đo đạc gồm: Căn cước công dân, hộ khẩu (nếu có), giấy chứng nhận quyền sử dụng đất... Chủ sở hữu có thể cung cấp bản sao không cần công chứng.

Bước 3: Xác định ranh giới và đánh dấu vị trí trên bản đồ

Tại các điểm ranh giới và điểm chuyển hướng (điểm gãy) của thửa đất, lô đất, cần đánh dấu mốc giới bằng cọc gỗ, cọc bê tông, đinh sắt hoặc vạch sơn...

Lưu ý: Việc tiến hành lập bảng mô tả ranh giới này cần ghi rõ địa chỉ thửa đất tứ cận. Mục đích là để phục vụ cho công tác nội nghiệp cũng như hoàn chỉnh hồ sơ pháp lý để nộp cho các cơ quan chức năng có thẩm quyền.

Bước 4: Đo đạc hiện trường

Để đo đạc lô đất, thửa đất một cách chính xác nhất, kỹ thuật viên đo đạc sẽ sử dụng các loại máy móc, thiết bị hỗ trợ chuyên dụng như: máy toàn đạc điện tử, máy đo khoảng cách, thước đo...

Bước 5: Đối chiếu tài liệu cũ

Tiến hành đối chiếu với các tài liệu cũ như bằng khoán, tài liệu 299, bản đồ địa chính 02 và các tài liệu bản đồ địa chính khác.

Bước 6: Xác nhận tứ cận và chính chủ

Xuất kết quả đo đạc với tập hợp hồ sơ pháp lý và hồ sơ kỹ thuật thửa đất, xác nhận với chủ sử dụng chuẩn bị hồ sơ.

Bước 7: Nộp hồ sơ

Nhân viên trắc đạc sẽ tiến hành thủ tục nộp hồ sơ kỹ thuật của thửa đất cho cơ quan có thẩm quyền sau khi kiểm tra mà không phát hiện sai sót gì. Cơ quan có thẩm quyền sẽ trả giấy hẹn để chủ sở hữu đất nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới.

4. Chi phí đo đạc địa chính bao nhiêu?

4.1. Cơ sở để tính phí đo đạc địa chính

Theo quy định của nhà nước, chi phí đo đạc địa chính được tính như sau:

Chi phí đo đạc địa chính = tiền lương tối thiểu vùng X hệ số điều chỉnh nhân công, máy móc X số ngày thực hiện.

Tuy nhiên, theo thực tế có rất nhiều trường hợp cần phải điều chỉnh cho phù hợp với thực tế. Chẳng hạn như tùy thuộc vào từng vị trí, diện tích đất được giao, được thuê để được phép chuyển mục đích sử dụng lớn hay nhỏ của từng dự án.

4.2. Cách tính chi phí đo đạc nhà

Có 2 cách tính chi phí địa chính, bao gồm:

  • Cách 1: Tính phí đo đạc địa chính bằng diện tích. Tính bằng m2 hoặc HA với giá đã được niêm yết). Ví dụ: Chi phí đo đạc nhà có diện tích là 50m2 có giá là 2 triệu,....
  • Cách 2: Sử dụng chi phí cố định cho từng khoảng diện tích. Ví dụ: Chi phí để đo đạc tách thửa tại TPHCM <700 m2 là 2.500.000 đ...

Trên đây là những thông tin chi tiết về đo đạc địa chính, công thức tính cùng quy trình. Hy vọng những thông tin mà bất động sản ODT.VN chia sẻ ở trên là hữu ích với bạn.