Bất động sản là kênh đầu tư mang lại lợi nhuận hấp dẫn cho những người tham gia. Dù đã dần thích nghi với trạng thái hậu Covid nhưng thị trường vẫn chưa thật sự khởi sắc. Điều này khiến không ít nhà đầu tư có tâm lý e sợ. Vậy giai đoạn hiện giờ có nên đầu tư lướt sóng? Hãy tìm hiểu cùng bất động sản ODT qua bài viết sau.
1. Khái niệm đầu tư lướt sóng
1.1. Đầu tư lướt sóng là gì?
Đầu tư lướt sóng là chiến lược đầu tư sinh lợi nhanh trong một khoảng thời gian ngắn. Về cơ bản, nguyên lý của hình thức đầu tư này nằm ở việc tận dụng những biến động lên xuống tức thời của thị trường để sản sinh lợi nhuận. Chính vì vậy, đầu tư ngắn hạn luôn tồn tại một vài rủi ro nhất định. Để giảm thiểu điều này hết sức có thể, nhà đầu tư cần dự tính nhiều nhất các trường hợp có thể xảy ra và xây dựng một chiến lược hiệu quả
1.2. Đầu tư lướt sóng bất động sản là gì?
Với những chuyên gia địa ốc thì hẳn khái nhiệm đầu tư lướt sóng bất động sản đã quá quen thuộc. Nhưng với những người mới tìm hiểu lĩnh vực thì thuật ngữ này còn khá lạ lẫm. Đầu tư lướt sóng bất động sản hiểu nôm na là việc nhà đầu tư bỏ ra một khoản tiền, khoảng 15 – 20% giá trị thực của bất động sản để giữ chỗ tạm thời. Đợi đến khi thị trường sôi động hơn, những người quan tâm đến sản phẩm đó sẽ chấp nhận mua lại với mức giá cao hơn từ vài chục triệu, thậm chí vài trăm triệu đồng.
2. Đặc điểm của đầu tư lướt sóng BĐS
Sản phẩm phong phú: Bất động sản vốn dĩ đã là một thị trường rộng lớn với nhiều loại hình như đất nền, nhà riêng, căn hộ… Vì thế, nhà đầu tư thoải mái lựa chọn phân khúc sản phẩm để lướt sóng sao cho thích hợp với hiểu biết và khả năng tài chính của mình.
Kênh tham khảo phong phú: Mọi người dễ dàng tìm thấy những website, ebooks, khóa học, ứng dụng dạy cũng như chia sẻ kinh nghiệm lướt sóng bất động sản. Chỉ cần chăm chỉ, bạn sẽ nhanh chóng nắm bắt được kiến thức cơ bản và dần nâng cao trình độ lướt sóng của mình.
Nhiều phương tiện hỗ trợ: Hiện nay, không thiếu những nền tảng hỗ trợ cung cấp những công cụ nhà đầu tư dưới dạng biểu đồ, dự báo thị trường…
3. Mặt hạn chế của đầu tư lướt sóng
3.1. Nguy cơ thua lỗ
Dù rằng bất động sản có tính thanh khoản cao nhưng việc tăng giá bán quá cao vô hình chung khiến người mua e sợ hơn. Từ đó, tiền nằm chết ở một chỗ và mất đi tính thanh khoản. Ngoài ra, nguy cơ thua lỗ là không thể tránh khỏi. Bởi lẽ thị trường luôn có những diễn biến khó lường, một dự đoán nhỏ cũng có thể ảnh hưởng đến quyết định xuống tiền của người mua. Do đó, trên cương vị là người lướt sóng, bạn cần phân tích chính xác thời điểm mua.
3.2. Tiêu tốn thời gian
Công việc bắt buộc với bất kì ai đầu tư lướt sóng là phải thường xuyên cập nhật tình hình thị trường. Một tin tức dù nhỏ nhất cũng không được bỏ qua. Bạn cần sắp xếp thời gian biểu một cách khoa học, tránh để ảnh hưởng đến cuộc sống.
4. Mạo hiểm đầu tư lướt sóng, nên hay không?
Vài năm trở về trước, rất nhiều nhà đầu tư lướt sóng thành công với đất nền, căn hộ chung cư và thu về khoản lợi nhuận lớn. Tuy nhiên, đầu năm 2019 đến hiện tại, thị trường bất động sản có phần ảm đạm bị tác động bởi nhiều yếu tố, cả khách quan lẫn chủ quan.
Nổi bật trong đó phải kể đến sự kiện hồi cuối năm 2019. Khi ấy, hàng chục dự án căn hộ trên địa bàn TP.HCM bị gián đoạn do vướng đất công, nguồn vốn không đủ, khó khăn pháp lý. Kết quả là hàng ngàn nhà đầu tư từ lướt sóng chuyển sang dài hạn hoặc phải chấp nhận cắt lỗ. Vì vậy, nếu bạn dự định đầu tư bất động sản trong thời gian ngắn nhưng vốn dưới 400 triệu đồng thì nên tìm một kênh khác.
5. Chiến lược lướt sóng bất động sản an toàn
5.1. Lựa chọn chủ đầu tư có năng lực
Rủi ro là điềukhông thể tránh khỏi trong đầu tư. Nhưng để giảm thiểu điều ấy xuống mức tối đa, hãy cố gắng trở thành một nhà đầu tư thông minh. Chiến lược đầu tiên mà chúng tôi muốn bạn nằm lòng là lựa chọn chủ đầu tư. Một chủ đầu tư được đánh giá cao khi có uy tín trên thị trường, có nhiều năm hoạt động trong ngành, tiềm lực tài chính vững mạnh. Trường hợp chưa có thì kinh nghiênh thì hãy học từ người thân, bạn bè quan biết hoặc xem nhận định của các chuyên gia đối với dự án đó.
5.2. Thời gian xây dựng dự án
Thời gian xây dựng trung bình của một dự án bất động sản là từ 1,5 – 3 năm tùy theo loại hình sản phẩm. Trường hợp là dự án cao cấp thì dao động từ 2,5 – 3 năm vì cần xây dựng thêm tiện ích, chung cư tầm trung không quá 2 năm, dự án nhà ở xã hội tối đa 1,5 năm
5.3. Tận dụng đòn bẩy tài chính
Trong lĩnh vực nhà đất, đòn bẩy tài chính là tận dụng ưu đãi lãi suất hoặc kéo dài thời gian vay. Để dễ hiểu hơn thì nhà đầu tư yêu cầu bạn phải thanh toán 70% giá trị hợp đồng trong giai đoạn đầu. Với những nhà đầu tư sành sỏi thì họ sẽ vay 40% rồi bán giá với 100% giá trị.
Vậy họ đã sử dụng đòn bẩy tài chính như thế nào? Chính là 30% vốn sẵn có và 40% tiền vay. Số tiền thu về sau khi trừ vốn và lãi ngân hàng chính là lợi nhuận. Muốn áp dụng đòn bẩy tài chính trong lướt sóng thì bắt buộc bạn phải tuân theo 2 nguyên tắc sau:
- Số tiền vay không được vượt quá 50% giá trị thực tế của sản phẩm
- Số tiền vay không được vượt quá 40% mức thu nhập bình quân trong tương lai
5.4. Lưu ý đến số lượng chủng loại sản phẩm
Các dự án bất động sản khi giới thiệu sẽ kèm các thông tin về thiết kế, đặc điểm và số lượng căn hộ, nhà ở được bán ra. Dựa vào những thông tin này, chúng ta đánh giá được rằng sản phẩm nào có nguồn cung càng lớn thì nguy cơ khan hiếm thấp và giảm sức thanh khoản. Mặt khác, nhiều loại hình sản phẩm được công bố còn khiến người mua có nhiều lựa chọn, không khó để mua lại từ người khác. Hơn nữa, nhà đầu tư có nhiều lựa chọn hơn, dễ dàng mua lại từ những người khác.
Song song với tạo ra dòng tiền nhanh thì đầu tư lướt sóng cũng tiềm ẩn không ít rủi ro. Mọi người cần cân nhắc thật cẩn thận để tránh thua lỗ, nhất là trong thời kì kinh tế vẫn chưa thật sự hồi phục ổn định sau dịch bệnh