Muốn công trình bền vững, chắc chắn, đơn vị thi công cần một quy trình làm móng nhà đáp ứng đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật và có sự giám sát của hệ thống chuyên nghiệp. 

Dựng móng là một khâu quan trọng trong thi công xây dựng, quyết định tới sự bền vững và cấu trúc của công trình, nhà ở. Do đó, nó đòi hỏi sự tính toán kỹ lưỡng và quá trình giám sát của đội ngũ chuyên nghiệp để đảm bảo chất lượng và sự an toàn của công trình. Dưới đây, bất động sản ODT sẽ chia sẻ những thông tin hữu ích về quy trình làm móng nhà

1. Móng nhà là gì? Ý nghĩa và tác dụng

móng nhà là gì ý nghĩa và tác dụng quy trình làm móng nhà

Móng nhà hay còn gọi là nền móng là kết cấu kỹ thuật xây dựng nằm dưới cùng của một ngôi nhà có tác dụng phân tán trọng lượng của ngôi nhà xuống nền đất, nhờ đó, công trình nhà ở có thể đảm bảo sự ổn định, độ an toàn và chất lượng. 

Do đó, dù ngôi nhà của bạn có thiết kế theo phong cách nào, diện tích ra sao thì cũng cần phải có một nền móng tốt và chắc chắn. Chỉ khi nền móng của một ngôi nhà đáp ứng đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật thì ngôi nhà của bạn mới có thể vững chắc, không bị lún hay đổ vỡ. 

Vì vậy, khi thi công xây dựng công trình, đơn vị thi công và chủ đầu tư cần thấy được tầm quan trọng của quy trình làm móng nhà đạt tiêu chuẩn và đúng quy định. 

2. Các loại móng nhà trong thi công xây dựng 

Các loại móng nhà trong thi công xây dựng quy trình làm móng nhà

Để chọn được loại móng phù hợp với ngôi nhà của mình, bạn cần phải biết những loại móng nhà cơ bản trong thi công xây dựng, ưu điểm và nhược điểm của từng loại móng. Thông thường, trong thi công xây dựng có bốn loại móng cơ bản gồm móng đơn, móng bè, móng băng và móng cọc. 

2.1. Móng đơn 

Móng đơn là loại móng đỡ một cột hoặc một cụm cột sát nhau, thường được dùng để chống đỡ cột nhà, mố trụ cầu, cột điện... Móng đơn thường nằm riêng lẻ, có hình dáng khác nhau như móng hình tròn, hình vuông hay hình chữ nhật. Trong móng đơn cũng có nhiều loại như móng cứng, móng mềm, móng nằm riêng lẻ hoặc móng kết hợp. Với khả năng chịu lực tốt, độ ổn định, độ cứng tương đối cao, và tiết kiệm chi phí trong thi công xây dựng, đây là loại móng thường được sử dụng trong các công trình có tải trọng tương đối nhẹ như nhà từ 1 - 4 lầu, nhà kho, nhà dân sinh. Móng đơn thích hợp với những nơi có nền đất yếu. 

2.2. Móng băng 

Móng băng có hình dạng một dải dài, độc lập hoặc giao nhau thành hình chữ thập. Móng băng có nhiều loại như móng mềm, móng cứng và móng kết hợp nếu xét về tính chất và độ cứng. Nếu xét theo cấu tạo thì có móng 1 phương (dùng 1 phương duy nhất theo chiều rộng hay chiều ngang của ngôi nhà) và móng 2 phương (những đường móng giao nhau như ô bàn cờ). Ưu điểm của móng băng là dễ thi công, truyền tải trọng lượng của công trình đều hơn nên được dùng trong thi công xây dựng công trình từ 3 tầng trở lên. Tuy nhiên, nhược điểm của loại móng này là chiều sâu nhỏ nên tính ổn định, tính chống trượt, chống lật kém. Vì vậy, loại móng này không được sử dụng để thi công nhà ở tại những nơi có nền đất xấu, yếu, nhiều bùn và không ổn định.

2.3. Móng bè 

Móng bè hay còn gọi là móng toàn diện, là loại móng nông trải rộng dưới toàn bộ công trình để phân tán đều và nhiều hơn áp lực của công trình trên nền đất. Ưu điểm của loại móng này là độ an toàn và hiệu quả cao nhờ vào việc phân bố đều trọng lượng của công trình vào nền đất nên tránh được rủi ro sụt lún. Do đó, loại móng này thường được sử dụng để thi công ở những nơi có nền đất yếu, có sức đề kháng yếu dù có nước hay không có nước, hoặc những công trình mà bên dưới là tầng hầm, nhà kho, bồn chứa, bể vệ sinh, hồ bơi.  

2.4. Móng cọc 

Móng cọc là loại móng gồm cọc và đài móng, giúp truyền trọng lượng công trình dưới tận lớp sỏi đá ở dưới sâu của nền đất, nhờ đó làm tăng khả năng chịu tải trọng lớn cho móng. Có hai loại móng cọc cơ bản là móng cọc đài thấp và móng cọc đài cao. Nhờ ưu điểm về khả năng chịu lực tốt và hiệu quả cao nên móng cọc thường được sử dụng ở những nơi có nền đất yếu như đặc điểm đất tại Việt Nam. 

3. Chí phí làm móng nhà 

Chí phí làm móng nhà quy trình làm móng nhà

Do làm móng là phần quan trọng của một công trình thi công, xây dựng nên chi phí làm móng thường được tính riêng với chi phí xây dựng. Với mỗi công trình, chi phí làm móng thường khác nhau, phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng vẫn có cách tính toán chi phí làm móng một cách cụ thể và chính xác. 

3.1. Các yếu tố ảnh hưởng tới chi phí làm móng nhà

Diện tích làm móng nhà: Thường móng nhà sẽ có diện tích khoảng 30-50% diện tích mặt sàn tầng một. Tuy nhiên, với những công trình có tầng hầm thì diện tích móng nhà có thể bằng 200% diện tích sàn xây dựng. 

Đơn giá xây dựng: Chính là chi phí vật tư, nhân công cho 1m2 móng. Biết được đơn giá xây dựng có thể giúp bạn tính toán kinh phí thi công móng nhà một cách chính xác. 

Khu vực, chất lượng đất: Chi phí xây móng còn phụ thuộc vào chất lượng nền đất nơi thi công công trình. Nếu đất tốt, chủ thầu có thể chọn làm móng đơn. Đây là loại móng tiết kiệm chi phí hơn rất nhiều so với các loại móng khác. Tuy nhiên, nếu ở nơi có nền đất yếu, chủ thầu cần chọn móng băng hoặc móng cọc. Mỗi loại móng sẽ có chi phí xây dựng khác nhau. 

3.2. Hướng dẫn cách tính chi phí làm móng 

Chi phí làm móng phụ thuộc vào loại móng bạn sử dụng, diện tích làm móng nhà, đơn giá xây dựng... Dưới đây là cách tính chi phí đối với từng loại móng cụ thể trong quy trình làm móng nhà

  • Chi phí làm móng băng 1 phương = 50% x diện tích tầng một x đơn giá phần thô.
  • Chi phí làm móng băng 2 phương = 50% x diện tích tầng một x đơn giá phần thô.
  • Chi phí làm móng cọc ép tải = (công ép: 250.000/m x số lượng cọc x chiều dài cọc) + (nhân công ép cọc: 20.000.000 đồng) + (hệ số đài móng: 0,2 x diện tích tầng một x đơn giá phần thô).
  • Móng cọc khoan nhồi = (công ép: 450.000/m x số lượng cọc x chiều dài cọc) + (hệ số đài móng: 0,2 x diện tích tầng một x đơn giá phần thô).

4. Thời gian làm móng nhà 

Thời gian làm móng nhà  quy trình làm móng nhà

Thời gian làm móng nhà mất bao lâu cũng là câu hỏi mà nhiều chủ thầu quan tâm. Thông thường, thời gian làm móng nhà sẽ khác nhau, tuỳ thuộc vào từng thời điểm trong năm. Chẳng hạn, mùa hè với điều kiện thời tiết thuận lợi, thời gian làm móng có thể kéo dài khoảng 3 - 4 tuần. Còn vào mùa đông, thời gian làm móng thường dài hơn. 

Ngoài ra, thời gian thi công làm móng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như diện tích móng, tiến độ xây gạch, kè móng,..., điều kiện thời tiết, số lượng nhân công. Nếu diện tích làm móng nhỏ, điều kiện thời tiết tốt, tạnh ráo, nắng to, số lượng nhân công nhiều thì thời gian làm móng sẽ nhanh. 

Bên cạnh đó, nếu làm móng nhà bằng bê tông cốt thép, thời gian làm móng sẽ bao gồm cả thời gian chuẩn bị, thời gian chờ, bảo dưỡng, và sửa chữa sau khi đổ trước khi bắt đầu tháo dỡ cốt pha và xây dựng. 

5. Quy trình làm móng nhà chắc chắn 

Quy trình làm móng nhà chắc chắn 

5.1. Khảo sát địa chất 

Khảo sát địa chất nơi thi công xây dựng công trình là một trong những bước quan trọng trong quy trình làm móng, giúp bạn xác định được loại móng nhà và phương pháp thi công phù hợp. 

5.2. Lựa chọn loại móng và hồ sơ thiết kế 

Vì là bộ phận nằm sâu dưới lòng đất nên nếu lựa chọn loại móng và hồ sơ thiết kế không phù hợp thì khó có thể sửa chữa và làm lại. Do đó, loại móng cần phù hợp với nền đất và khu vực thi công. Hồ sơ thiết kế cần đảm bảo yếu tố an toàn, bền vững cho công trình. Đồng thời, cần có phương án phòng tránh, khắc phục và giải quyết những rủi ro khi thi công xây dựng móng. 

5.3. Lựa chọn vật liệu dùng để thi công xây dựng móng

Vật liệu xây móng cần đảm bảo chất lượng, an toàn và chịu lực tốt. Kể cả khi muốn tiết kiệm chi phí xây dựng, việc lựa chọn vật liệu làm móng cũng không thể sơ sài. Một số lựa chọn tốt bạn có thể cân nhắc như giàn giáo Pal, ván cốt pha phủ chim, xi măng PC40, thép Hoà Phát...

5.4. Giám sát chặt chẽ quy trình thi công 

Kể cả khi lựa chọn được nhà thầu uy tín, có kinh nghiệm và chuyên môn cao, bạn vẫn cần giám sát quá trình thi công một cách cẩn thận, trong đó đặc biệt là quy trình làm móng nhà. Hãy tự trang bị cho mình những kiến thức chuyên môn cơ bản để có thể đánh giá được chất lượng, tiến độ thi công xây dựng.

6. Cách làm móng nhà chắc chắn

ách làm móng nhà chắc chắn quy trình làm móng nhà

6.1. Cách làm móng đơn

Dưới đây là những bước làm móng đơn giúp bạn có một ngôi nhà chắc chắn, an toàn.

  • Chuẩn bị: Phác thảo, định hình bản vẽ và hồ sơ thiết kế, dọn dẹp mặt bằng, chuẩn bị nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị, nhân công. 
  • Đóng cọc và đào hố móng: Xác định vị trí đóng cọc, kích thước và khoảng cách giữa các cọc. Chú ý độ lún của đất khi đóng cọc. Gia cố thêm cừ tràm, cọc tre, bê tông đúc để tăng thêm độ chắc chắn cho công trình. Độ sâu của hố cần đủ sâu và rộng để chống đỡ toàn bộ công trình. Giữ hố sạch sẽ, khô ráo. Trong điều kiện trời mưa, cần rút hết nước trước khi xây dựng. 
  • Đổ bê tông lót móng: Lớp bê tông lót có tác dụng ngăn sự bốc hơi nước của bê tông phía trên, làm phẳng bề mặt hố và giảm thiếu tối đa sự biến dạng của đất. 
  • Đổ bê tông móng: Giữ phần móng khô và sạch. Tỷ lệ cát, xi măng, đá và nước cần đạt chuẩn.
  • Tháo cốt pha và bảo dưỡng: Tháo dỡ cốt pha khi móng đã khô và điều kiện thời tiết thuận lợi. Ở bước này, bạn sẽ thực hiện công tác bảo dưỡng như dùng bao ni lông để giữ ẩm, phun nước lên bề mặt và phun hợp chất dưỡng để giữ ẩm, chống nứt.

6.2. Cách làm móng băng

  • Chuẩn bị: Tương tự với các bước chuẩn bị của làm móng đơn.
  • Đào móng: Đào móng theo trục đã được san phẳng và theo hồ sơ thiết kế. Luôn giữ móng khô và ẩm.
  • Gia công cốt thép và đóng cốt pha: Làm sạch cốt thép, đặc biệt là những chỗ hoen gỉ, bám bùn đất hoặc bụi bẩn. Định vị chính xác vị trí đóng cốt pha. 
  • Đổ bê tông và bảo dưỡng: Tương tự với bước đổ bê tông và bảo dưỡng như làm móng đơn.

6.3. Cách làm móng bè 

  • Chuẩn bị: Dọn dẹp mặt bằng và chuẩn bị nguyên vật liệu, nhân công. 
  • Đào móng: Đào móng theo bản vẽ và hồ sơ thiết kế
  • Đổ bê tông lót: Đổ bê tông lên phần móng lên phần đất đã đào. 
  • Gia công cốt thép và đóng cốt pha: Tương tự các bước làm móng băng. 
  • Đổ bê tông: Đổ từng lớp một, độ dày khoảng 20 - 30cm. 
  • Bảo dưỡng: Các bước làm tương tự như cách làm móng đơn.

6.4. Cách làm móng cọc

  • Chuẩn bị: Chuẩn bị bản vẽ, nguyên vật liệu, nhân công...
  • Đóng cọc: Nếu nền đất yếu, có thể gia cố thêm bằng tre, bê tông đúc sẵn, cừ tràm để công trình được chắc chắn, an toàn.
  • Đào hố móng: Đảm bảo vị trí các cọc móng đúng vị trí như trong bản thiết kế. Hố đảo đủ sâu và rộng. Giữ hố đào luôn sạch sẽ, khô ráo.
  • Làm phẳng mặt bằng móng.
  • Đổ bê tông lót móng: Bảo vệ mặt hố và lớp bê tông ở trên.
  • Cắt đầu cọc và ghép cốt pha móng.
  • Để bê tông móng.
  • Bảo dưỡng và tháo cốp pha móng.

7. Lưu ý khi làm móng

Lưu ý khi làm móng quy trình làm móng nhà

Để tránh sai sót có thể xảy ra trong quy trình làm móng nhà, dưới đây là những điều bạn cần lưu ý:

  • Chọn địa chỉ, đơn vị thi công, thiết kế có nhiều kinh nghiệm, tay nghề cao.
  • Khảo sát kỹ địa chất tại nơi xây dựng để chọn loại móng phù hợp.
  • Lựa chọn nguyên vật liệu tốt, chất lượng.
  • Đảm bảo đất làm móng luôn khô ráo, sạch sẽ. Tránh những nền đất quá yếu, khó làm móng để có thể tiết kiệm chi phí. 
  • Luôn làm theo đúng quy trình để đảm bảo chất lượng công trình và tránh sụt lún, nứt sàn...