Mua nhà sổ chung đang là sự lựa chọn của nhiều người, đặc biệt là những người có tài chính eo hẹp. Tuy nhiên, đây là kiểu nhà tồn tại nhiều rủi ro. Vậy có nên mua nhà sổ chung hay không? Cách phòng tránh rủi ro khi mua nhà sổ chung là gì? Hãy cùng bất động sản ODT tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây.
1. Sổ chung là gì?
Có nên mua nhà sổ chung? Đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm
Sổ chung hay còn gọi là sổ hồng chung, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và đất chung là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà ở và tài sản gắn liền với đất (nếu có) cho nhiều chủ sở hữu.
Đây là loại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà và các tài sản gắn với đất do cơ quan có thẩm quyền cấp và công nhận quyền sở hữu theo hình thức sở hữu chung từ hai người đứng tên trong sổ mà không phải có quan hệ vợ chồng, con cái của người đứng tên chủ sở hữu.
Nhà nước cấp sổ hồng chung khi hai cá nhân trở lên thoả thuận với nhau quyết định mảnh đất là tài sản chung hoặc các cá nhân góp tiền mua chung mảnh đất. Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ công nhận các chủ thể này có cùng quyền sở hữu như nhau.
Đối với mảnh đất có sổ chung, các vấn đề như uỷ quyền, thế chấp, bán, tặng, cho... cần phải có sự đồng ý của các bên chủ sở hữu thì mới dược thực hiện. Nếu một bên trong các chủ sở hữu không đồng ý thì mọi giao dịch sẽ phải tạm dừng theo quy định của pháp luật.
2. Có nên mua nhà sổ chung
Phân tích ưu điểm và rủi ro, bạn sẽ biết có nên mua nhà sổ chung không.
Để trả lời câu hỏi, có nên mua nhà sổ chung hay không, chúng ta cần nhìn vào rủi ro và ưu điểm của nó.
2.1. Rủi ro khi mua nhà sổ chung
- Bị hạn chế quyền sử dụng: Mua nhà sổ chung, bạn không thể tự mình quyết định các việc như mua bán, uy quyền, tặng, cho mà không cần xin phép những người chủ sở hữu khác. Ngoài ra, nếu dự án của chủ đầu tư không đáp ứng các điều kiện pháp lý thì bạn không thể tiến hành tách sổ cho từng căn.
- Không đảm bảo tính pháp lý: Mặc dù về mặt giá trị, sổ hồng chung có giá trị như sổ hồng riêng. Nhưng nếu không có giấy uỷ quyền đồng ý bán thì hợp đồng mua bán nhà sổ chung không đảm bảo tính pháp lý.
- Không được tách sổ: Nếu khu đất có diện tích quá nhỏ, hay không đảm bảo diện tích, các điều kiện tối thiểu thì bạn sẽ gặp khó khăn trong việc tách sổ.
- Khó thế chấp, chuyển nhượng: Phải có sự đồng ý của tất cả đồng sở hữu, thì nhà sổ chung mới được quyền chuyển nhượng. Điều này gây khó khăn khi bạn cần tiền và phải bán nhà gấp.
- Dễ xảy ra tranh chấp: Vì thuộc quyền sở hữu của nhiều người, nhà ở chung dễ xảy ra tranh chấp trong việc hưởng lợi và sử dụng công trình.
- Dễ bị lừa đảo: Các đối tượng lừa đảo có thể sẽ chia nhỏ các căn và bán lại có sổ hồng. Nếu bạn ham rẻ thì rất có thể bạn đã mua phải nhà sử dụng sổ chung mà không biết.
2.2. Ưu điểm của nhà sổ chung
Nhà sổ chung có nhiều nhược điểm, rủi ro về mặt pháp lý như vậy, nhưng nhiều người mặc dù biết vẫn quyết định mua nhà sổ chung bởi những lý do sau đây:
- Giá thấp: Giá nhà sổ chung thường thấp hơn với nhà có sổ riêng. Do đó, nó thích hợp với các gia đình có thu nhập thấp hoặc trung bình.
- Không lo bị chủ nhà lật kèo, cưỡng chế: Chủ sở hữu có thể chia nhỏ mảnh đất sổ chung thành nhiều mảnh để bán cho nhiều người khác nhau. Vì nhiều người như vậy nên chủ nhà sẽ không lật kèo, hay cưỡng chế cướp đất khi giao dịch hoàn thành.
Vậy có nên mua nhà sổ chung hay không? Câu trả lời phụ thuộc vào chính bạn. Nếu bạn có khả năng tài chính thì không nên mua nhà sổ chung vì chúng có quá nhiều rủi ro cho người mua. Tuy nhiên, nếu giấy tờ pháp lý đảm bảo, nhà ở có đủ điều kiện để tách sổ riêng, và bạn cần tiết kiệm một khoản tiền lớn nhưng vẫn muốn sở hữu một ngôi nhà riêng, bạn có thể chọn mua nhà sổ chung. Tuy nhiên, bạn cần cân nhắc thật kỹ trước khi đưa ra quyết định.
3. Những lưu ý khi mua nhà sổ chung để tránh rủi ro
Để tránh những rủi ro khi mua nhà sổ chung, bạn cần lưu ý những điều dưới đây:
3.1. Trước khi mua:
- Kiểm tra kỹ nhà đã chuyển nhượng chưa? Có tranh chấp gì không? Có thuộc khu vực quy hoạch không?
- Tìm hiểu thông tin của những người đồng sở hữu.
- Kiểm tra pháp lý của ngôi nhà như Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, các giấy tờ chứng minh quyền của người bán nhà.
- Đảm bảo mảnh đất có đủ điều kiện để tách thửa.
3.2. Khi giao dịch mua bán:
- Yêu cầu bên bán thực hiện việc tách thửa và đứng tên trong giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Lập vi bằng bàn giao nhận tiền và bàn giao nhà tại văn phòng công chứng.
- Thảo luận rõ ràng, minh bạch những vấn đề sở hữu chung riêng và quyền, nghĩa vụ của các bên trong quá trình sử dụng tài sản. Ghi rõ ràng các điều này trong hợp đồng.
- Trường hợp không thể tách thửa, người mua cần yêu cầu chuyển nhượng một phần để cùng đứng tên sổ hồng và lập vi bằng chi tiết.
Hi vọng bạn tìm thấy những thông tin hữu ích về việc có nên mua nhà sổ chung không qua bài viết này để từ đó có thể tránh được những rủi ro nghiêm trọng khi mua bán nhà đất.