Chiều tối ngày 17/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì cuộc họp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội nhằm thực hiện tốt Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng người thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030".
Nhà ở xã hội (NƠXH) là quỹ nhà ở của một quốc gia, địa phương với giá cả, diện tích và tiện ích phù hợp với đa số dân cư và người lao động có thu nhập thấp trong xã hội trở xuống, có thể thuê, mua, thuê mua hoặc bán trẻ góp.
Nhà ở xã hội gồm các căn hộ chung cư do Nhà nước xây dựng làm NƠXH, các dự án tư nhân xây dựng rồi bán lại cho quỹ NƠXH theo các chính sách đặc thù như giảm thuế giá trị gia tăng, giảm thuế đất, dự án được cấp đất,..., các dự án nhà ở thương mại phải bán lại một số căn hộ, hoặc xây dựng trên 20% diện tích đất cho quỹ NƠXH địa phương theo luật hiện hành.
Hiện nay, nhu cầu về nhà ở xã hội trên địa bàn hiện rất lớn. Nhà ở xã hội không chỉ đáp ứng nhu cầu về nhà ở cho đa số dân cư, người lao động, người thu nhập thấp, người khó khăn, trong đó có các gia đình trẻ, người mới xây dựng gia đình, công nhân lao động tại các khu công nghiệp, thành phố lớn mà còn góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.
Nhận thấy sự cấp bách, và tính nhân văn của việc xây dựng nhà ở xã hội, Đảng, Nhà nước và Chính phủ đã chú trọng vào việc xây dựng các dự án nhà ở xã hội trên địa bàn trong thời gian qua.
Cụ thể, trong giai đoạn từ năm 2021 đến nay, theo tìm hiểu của Bất động sản ODT tổng hợp báo cáo của các địa phương, trên địa bàn cả nước có 503 dự án nhà ở xã hội đã được triển khai, cung ứng ra thị trường 418.200 căn NƠXH cho người dân. Trong đó, có khoảng 75 dự án với quy mô 39.884 căn đã hoàn thành thành; 128 dự án với quy mô 115.379 căn đã khởi công xây dựng; và 300 dự án với quy mô 262.937 căn đã được chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng.
Nhà nước cũng đề ra Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030". Đồng thời, giải ngân gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội trên địa bàn.
Bên cạnh đó, tỉnh và Nhà nước trong thời gian qua đã xây dựng các cơ sở pháp lý để tháo gỡ khó khăn cho xây dựng nhà ở xã hội và hiện các nút thắt vướng về đất đai, thủ tục, vấn đề liên quan đến bất động sản, nhà ở,... được tháo gỡ cơ bản.
Việc xây dựng nhà ở xã hội đang là nhu cầu cấp bách nhất hiện nay
Tuy nhiên, hiện nay, việc xây dựng nhà ở xã hội tại các địa phương còn gặp nhiều khó khăn. Nhiều khu vực xảy ra tình trạng nhà ở xã hội khan hiếm. Nhiều dự án bị chấm tiến độ. Những tỉnh, thành phố lớn tập trung nhiều khu công nghiệp như TP.HCM, Hà Nội, Cần Thơ, Đà Nẵng, Long An, có nhu cầu về nhà ở xã hội rất lớn nhưng tỷ lệ thực hiện NƠXH thấp so với mục tiêu của Đề án. Việc giải ngân gói tín dụng 120.000 tỷ đồng còn chậm. Các doanh nghiệp đầu tư nhà ở xã hội gặp khó khăn trong việc tiếp cận đất đai.
Nhằm thực hiện tốt Đề án đặt ra và giải quyết những khó khăn liên quan đến việc xây dựng các dự án nhà ở xã hội cho người dân hiện nay, trong cuộc họp diễn ra ngày 17/5, Chính phủ đã đưa ra một số giải pháp.
Một là, phải đa dạng hoá nguồn lực của Nhà nước, xã hội, ngân hàng thương mại và phải ưu tiên khi kêu gọi nguồn vốn thực hiện nhà ở xã hội. Thủ tướng, Nhà nước, nhân dân, xã hội và các tổ chức tín dụng cần xây dựng cơ chế để huy động nguồn lực hỗ trợ cho cả người bán và người mua nhà ở xã hội. Các địa phương cần đưa ra các chương trình, kế hoạch cụ thể.
Hai là, đơn giản hoá các thủ tục hành chính, điều kiện cho cả người vay đầu tư nhà ở xã hội và cho cả người mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội.
Thủ tướng cũng gợi ý các nhiệm vụ cụ thể như sau. Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ngân hàng Nhà nước cần sớm ban hành các nghị định về vấn đề liên quan đến NƠXH trên tinh thần cắt giảm các thủ tục hành chính, giảm tối đa thời gian, chi phí thực hiện dự án nhà ở xã hội.
Nhân hàng Nhà nước nghiên cứu, xây dựng, cung cấp gói tín dụng cho người mua, mở rộng gói tín dụng, kéo dài thời gian vay lên đến 10 - 15 năm, lãi suất ưu đãi thấp hơn 3 - 5% so với vay thương mại thông thường.
Đồng thời, nghiên cứu chuyển mục đích sử dụng nhà ở tại các khu tái định cư chưa sử dụng sang nhà ở xã hội.
Thủ tướng cũng giao cho Bộ Tài chính nhiệm vụ nghiên cứu thành lập Quỹ đầu tư nhà ở xã hội, cố gắng sớm đề xuất trước ngày 30/6, xây dựng hướng dẫn các địa phương phát hành trái phiếu cho nhà ở xã hội.
Theo Thủ tướng, để đạt Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng người thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp trong giai đoạn 2021 - 2030", chính quyền các địa phương cần phải nỗ lực hơn, quyết liệt hơn, đặc biệt là các tỉnh, thành phố lớn có công nghiệp phát triển mạnh, đông công nhân.