Mới đây, Bộ Xây dựng đã nhận được văn bản từ TPHCM đề xuất bỏ thu kinh phí bảo trì 2% đối với nhà chung cư và phần sử dụng chung. Vậy, đề xuất này có khả thi và có nên hay không nên thực hiện?

Bỏ phí bảo trì chung cư nên hay không?

Lợi bất cập hại?

Hiện nay tồn tại nhiều dự án chung cư cũ cũng như gặp khó khăn trong việc thiếu quy định, bàn giao và thu phí bảo trì. Dẫn đến nhiều nơi không có kinh phí để thực hiện trùng tu, bảo dưỡng chung cư. Đây cũng là nguyên do UBND TPHCM đề nghị chủ đầu tư không tiếp tục thu phí 2% này nữa.

Tuy nhiên giới luật sư lại cho rằng nếu điều trên thông qua sẽ trái quy định của pháp luật hiện hành. Cụ thể Điều 108 Luật Nhà ở quy định “chủ đầu tư phải đóng 2% giá trị căn hộ hoặc diện tích khác bán, cho thuê mua; khoản tiền này được tính vào tiền bán, tiền thuê mua nhà”.

Như vậy đây là trách nhiệm người mua nhà phải chịu để nhận được quyền lợi chính đáng của mình. Nhiệm vụ của chủ đầu tư vẫn là sử dụng số tiền thu được để phục vụ các hoạt động thiết yếu như duy tu, duy trì chung cư.

Tính toán kỹ lưỡng

Việc thu phí bảo trì tại Việt Nam là bài học kinh nghiệm được đúc kết từ nhiều nước trên thế giới. Thu theo phí dịch vụ hàng tháng có Hàn Quốc, Singapore. Một số quốc gia khác thì thu khi có nhu cầu.

Dù bằng bất kì hình thức nào thì quỹ bảo trì chung cư cũng cần thiết nhưng phải có quy định về mặt pháp luật. Qua đó tránh được những xung đột khi chủ đầu tư không bàn giao quỹ hay sử dụng không đúng mục đích.

Phía chuyên gia có quan điểm nên sử dụng hình thức đồng sở hữu khoản tiền này giữa chủ đầu tư và ban quản trị chung cư dưới sự giám sát của cơ quan chức năng. Khi trích quỹ cần có sự đồng thuận của cả hai bên mới được thực hiện

Đại diện Bộ Xây dựng, Thứ trưởng Lê Quang Hùng cho hay: Việt Nam mới có hơn 10 năm kinh nghiệm trong việc xây dựng và quản lý chung cư. Các cơ chế quản lý hay có thu quỹ bảo trì hay không vẫn cần được nghiên cứu.

(Tổng hợp bởi odt.vn)