Một trong những công việc phải làm trước khi khởi công xây dựng công trình là nghiên cứu, thực hiện bảng dự toán sửa chữa nhà. Bởi lẽ, nó có can dự trực tiếp tới tiến độ công việc, tuổi thọ căn nhà cũng như tình hình sử dụng vốn. Với mục đích giải đáp các câu hỏi của mọi người, chúng tôi sẽ tổng hợp các thông tin chi tiết về vấn đề này trong bài viết sau.

1. Bảng dự toán sửa chữa nhà là gì?

Bảng dự toán sửa chữa nhà chính xác nhất

Hiểu một cách đơn giản, Bảng dự toán sửa chữa nhà là việc tổng hợp, tính toán toàn bộ các chi phí nảy sinh trong quá trình sửa sang căn nhà. Vì thế mà bảng dự toán lập ra với mục đích chính là quản lý chi tiêu để phù hợp với việc thi công thực tế. Qua đó, dự báo tổng mức đầu tư mà chủ nhà phải bỏ ra khi tu sửa.

Bên cạnh đó, khi nhìn vào dự toán, bạn biết được công việc đang được triển khai đến đâu, chi phí đã tiêu tốn là bao nhiêu, vượt chi như thế nào. Giá sử thi công thực tại không đúng vào dự toán sửa chữa nhà, gia chủ có thể phát hiện ngay lập tức và có những điều chỉnh hợp lý. Chính vì vậy, dự toán sửa chữa nhà còn có vai trò đảm bảo mọi thứ thi công đúng tiến độ.

Một căn nhà thường có hai bộ phận là phần móng và phần thân. Mỗi phần này sẽ được lập bảng dự toán sửa chữa khác nhau.

  • Phần móng: Là bộ phận quan trọng nhất, có vai trò chống đỡ cho toàn bộ căn nhà. Gia chủ phải ưu tiên kinh phí sửa chữa phần này. Dự toán kinh phí móng phải bao gồm đào nền móng, sửa chữa lại nền móng…
  • Phần thân nhà: Các hoạt động sửa chữa điển hình là hệ thống điện, hệ thống nước, tường nhà…

2.  Bảng dự toán sửa chữa nhà lập khi nào?

Bảng dự toán sửa chữa nhà phải được lập trước khi khởi công xây dựng. Muốn làm được điều đó thì chủ nhà cần thực hiện các cuộc điều tra thị trường. Trước nhất là nghiên cứu và xác định rõ những hạng mục cần sửa chữa. Tiếp theo là bàn bạc với bên thi công, thăm dò giá thị trường để đưa ra một kế hoạch thích hợp.

Gia chủ nên lập bảng dự toán sửa chữa nhà khi rơi vào các trường hợp sau

  • Cần sửa chữa, cải tạo, nâng cấp nhà ở và muốn nhìn thấy tổng quan về tiến độ, chi phí… để không muốn xảy ra những vấn đề ngoài ý muốn
  • Có vấn đề với giấy phép sửa chữa
  • Không muốn thuê dịch vụ sửa chữa bên ngoài vì sợ kém chất lượng, không uy tín
  • Muốn các nhà thầu phải tuân theo những quy định đã thỏa thuận

3. Bảng dự toán sửa chữa nhà có đặc điểm gì?

Một mẫu dự toán sửa chữa nhà ở chuẩn cần liệt kê được chi tiết các hạng mục thực hiện và giải quyết nó như: Diện tích sửa chữa, bộ phận sửa chữa, vật tư, nhân công, giá thành cho từng hạng mục, tổng chi phí. Cụ thể những đặc điểm của bảng dự toán như sau:

  • Bộ phận sửa chữa nhà: Thống kê các hạng mục và hiện trạng của chúng
  • Đơn vị vật tư: Đơn vị diện tích hay độ lớn của bề mặt các hạng mục trên tổng diện tích cần sửa
  • Giá nhân công: Chi phí phải trả cho lao động
  • Thành tiền: Chi phí cho từng hạng mục sửa chữa
  • Tổng tiền: Toàn bộ chi phí cho việc tu sửa nhà

4. Bảng dự toán sửa chữa nhà gồm những nội dung gì?

Bảng dự toán sửa chữa nhà gồm những nội dung gì?

Hiện nay có 2 mẫu dự toán phổ biến là mẫu dự toán cơ bản và mẫu dự toán thông dụng. Tùy vào nhu cầu sửa chữa mà gia chủ có thể thay đổi linh hoạt bảng dự toán.

Đối với mẫu dự toán cơ bản, nội dung chủ yếu gồm:

  • Đập phá, tháo dỡ khu vực cần sửa chữa
  • Di chuyển phế liệu, làm sạch mặt bằng
  • Gia cố cho phần móng (nếu có)
  • Xây dựng phần thô như khung bê tông cốt thép, bế ngầm, tường chắn…
  • Hoàn thiện chi tiết: Lắp đặt thiết bị, sơn tường, ốp lát…

Đối với mẫu dự toán thông dụng, nó tương đối chung chung, không quá chi tiết. Vì vậy hãy chọn mẫu thông dụng nếu bạn không có nhiều kiến thức chuyên môn và cũng không có thời gian tìm hiểu. Còn nếu bạn muốn tiết kiệm chi phí, mẫu dự toán cơ bản là lựa chọn tốt hơn.

5. Cách xây dựng dự toán sửa chữa nhà

Để dự toán sửa chữa nhà, gia chủ có thể lựa chọn theo mẫu hoặc lựa chọn một đơn vị tư vấn chuyên nghiệp. Ngoài ra, một số nhà thầu xây dựng sẽ làm nó miễn phí nếu bạn sử dụng dịch vụ bên họ. Còn nếu trong trường hợp bạn muốn tự mình thực hiện thì cần cẩn thận. Dự toán sai lầm  khiến quá trình thi công không thể tối ưu, để lại nhiều ảnh hưởng sau này.

Dưới đây là các bước xây dựng dự toán sửa chữa nhà để độc giả tham khảo:

  • Tìm kiếm và liên hệ với đơn vị sửa chữa để nhận tư vấn
  • Đưa ra yêu cầu và lựa chọn nhà thầu
  • Lên lịch hẹn với chủ đầu tư và khảo sát công trình
  • Đơn vị sửa chữa thể hiện thiết kế dưới dạng 3D và lập dự toán
  • Chủ nhà đánh giá dự toán, thống nhất phương án thi công, tiến hành kí kết hợp đồng. Lưu ý, bản hợp đồng phải bao gồm cả bảng dự toán
  • Tiến hành sửa chữa, thi công theo dự toán. Chủ nhà giám sát việc thực hiện xuyên suốt.
  • Nhận lại bàn giao từ đơn vị sửa chữa khi hoàn thành

Qua các chia sẻ trên, chắc bạn đọc đã hiểu hơn phần nào về bảng dự toán sửa nhà và tầm quan trọng của nó. Nếu đang có ý định tu sửa, nâng cấp nhà cửa thì nhớ dựa vào đây để đảm bảo tiền bạc và mục đích cho mình nhé. Đừng quên ghé thăm bất động sản ODT thường xuyên để nhận các thông tin bổ ích khác nhé.