Tổ yến được coi như “vàng trắng” vì giá trị dinh dưỡng và kinh tế mà nó mang lại. Vì vậy mà ngành nuôi yến phát triển rất mạnh trong những năm gần đây với nhiều loại hình và quy mô khác nhau. Trong đó, nhà yến là yếu tố vô cùng quan trọng, ảnh hưởng lớn đến thành bại khi nuôi yến.

Vậy bạn đã biết cách xây nhà yến đúng cách chưa? Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn bạn cách xây nhà yến đơn giản, nhanh chóng, hiệu quả, đảm bảo kỹ thuật.

1. Nên xây nhà yến ở đâu?

Nên xây nhà yến ở đâu?

Không gì yến, nuôi bất kỳ một loài động vật nào cũng cần nghiên cứu, theo dõi tập tính sinh hoạt của nó. Căn cứ vào đây, người nuôi mới có thể dựng nên những ngôi nhà giống với nơi ở của nó trong tự nhiên nhất. Theo đó, nên đặt nhà yến ở khu vực có bụi cỏ, gần ruộng, hồ, biển, sông… Bởi lẽ, những địa điểm này phù hợp với đặc tính hoang dã, kiếm ăn của loài yến.

2. Những lưu ý khi xây nhà yến

  • Trước khi xây nhà phải xem xét các yếu tố không khí, độ ẩm, nhiệt độ, hướng gió, … tại nơi dự kiến xây tổ. Đối chiếu với những yêu cầu của chim yến. Nếu đảm bảo thì hẵng xây, còn không hãy đi tìm nơi khác.
  • Cần xây nhà yến cách tổ của nó khoảng 5 – 8km. Khi dựng nhà xong cần dùng tiếng để dụ nó về làm tổ. Yến cảm thấy nhà tốt sẽ trú ngụ lâu dài và dẫn dụ thêm nhiều đồng loại tới. Khi đủ số lượng chim sinh sống, người nuôi nên xây thêm nhà để mở rộng quy mô.
  • Ở Việt Nam, có 3 vùng chim yến có thể sống và làm tổ là Bắc Trung Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ. Nhưng hướng gió của 3 vùng hoàn toàn khác nhau. Vùng Bắc Trung Bộ đón gió Bắc, vùng Trung Bộ đón góp Tây Nam còn vùng Nam Trung Bộ đón gió Tây Nam. Cho nên, điều chỉnh hướng gió ở cửa nhà yến là rất quan trọng.
  • Luôn giữ nhiệt độ trong nhà yến trong khoảng 27 – 32 độ C và độ ẩm từ 75 – 90%.
  • Không được đặt nhà yến ở độ cao quá 1.000m so với mực nước biển. Tuy yến có thể sinh trưởng ở đây nhưng khi đẻ con, chúng sẽ tìm về những nơi thấp hơn. Độ cao được đề xuất là dưới 500m.
  • Nên xây nhà yến ở khu vực đất rộng, ít công trình cao để chúng thoải mái bay lượn tìm thức ăn, nguồn nước. Tuyệt đối những nơi có các loài thiên địch của yến như quạ, chim cắt, đại bàng… thì nên tránh xây.
  • Bên ngoài và phía trong nhà nên có những rãnh nước nhỏ để tránh kiến.

3. Các mô hình nhà yến phổ biến

Tùy theo nguyên, vật liệu, hình dáng, kích thước mà nhà yến được chia thành nhiều mô hình. Trong đó, có 3 mô hình phổ biến sau:

  • Nhà yến bằng gạch: Đây là mô hình phổ biến và thường được người nuôi lựa chọn. Nguyên nhân là bởi, gạch có độ bền cao, tuổi thọ lâu dài và hơn hết là thích hợp với điều kiện khí hậu ở nước ta. Bên cạnh đó, chi phí đầu tư của gạch thường thấp hơn những mô hình khác. Vì thế, nguồn vốn hạn hẹp vẫn có thể chọn mô hình này.
  • Nhà yến ghép bằng tấm lợp thông minh: Mô hình được áp dụng chủ yếu ở thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh vùng Tây Nam Bộ. Ưu điểm của nhà yến ghép bằng tấm lợp là vật liệu nhẹ, thời gian thi công nhanh. Nhưng, nhược điểm là độ bền thấp, khó quản lý được nhiệt độ trong nhà.
  • Nhà yến 3D: Kiểu này thường đường xây dựng ở các điểm du lịch với thiết kế độc đáo, bắt mắt. Dù chi phí đầu tư cao nhưng nhà yến 3D có tuổi thọ khá thấp, thường chỉ khoảng 5 – 7 năm.

4. Thế nào là một nhà yến chuẩn?

4.1. Hình dáng nhà yến

Hình dáng nhà yến

Về cơ bản, tùy theo diện tích và không gian mà người nuôi có thể xây thành nhiều hình dáng khác nhau. Nhưng một nhà yến tiêu chuẩn phải là khối hình chữ nhật hoặc hình ống khói với bề ngang rộng. Ngoài ra, xây nhà yến giống khách sạn mái bằng hay mái lợp cũng được đánh giá cao.

4.2. Kích thước nhà yến

Theo các chuyên gia, để đảm bảo năng suất, kích thước lý tưởng cho nhà yến là khoảng 10 – 15m đến 10 – 20m. Tương ứng với diện tích là 150 – 200m2. Nhưng theo kinh nghiệm của người nuôi yến, chỉ cần xây nhà yến khoảng 5 – 6m x 20m là đạt hiệu quả kinh tế cao.

Về chiều cao, độ cao tối thiểu cho mỗi tầng là 5,5 – 6m và nên xây 3 – 5 tầng. Xây cao sẽ giúp người nuôi dễ dàng khống chế được độ ẩm, nhiệt độ cho từng tầng. Trường hợp nhà yến ở nơi nắng nóng, chiều cao mỗi tầng từ 3 – 4,5m. Trường hợp ở nơi lạnh giá thì độ cao mỗi tầng nên từ 2 – 3m.

Về độ dày tường, nếu là tường gạch, bê tông thì độ dày tiêu chuẩn là 20 – 25cm. Để cách nhiệt có thể xây thành 2 lớp gạch, mỗi lớp cách nhau 5cm. Trường hợp quá nóng thì nên thiết kế thêm lớp tôn lạnh cách trần 0,5 – 0,8m. Nếu là tấm lợp thông minh thì nên chọn loại tấm lợp có khả năng chống nóng, chống lạnh.

4.3. Cửa ra vào nhà yến

Cửa ra vào cho chim yến nên được xây như một cổng hang động và sơn màu đen. Chiều dài và chiều rộng có thể thiết kế 30x20cm hoặc 45x30cm. Nhưng để yến thuận tiện bay ra, bay vào thì nên xây to hơn, tốt nhất là 80x40cm hoặc 100x20cm. Bạn có thể làm thêm một vách ngăn giả cửa khoảng 50cm để tăng độ tối cho nhà.

Nếu như diện tích nhà yến có hạn, khoảng 4x16m thì nên xây 2 cửa ra vào đặt ở gần góc nhà. Nếu có diện tích lớn hơn lớn từ 8x16 - 20m  đến 10x20 m, bạn nên bố trí thêm 2 lỗ ra. Trong đó, một lỗ nằm giữa tường, lộ còn lại nằm phía trên tường.

4.4. Kích thước phòng nuôi yến 

Kích thước phòng nuôi yến 

Nhà yến gồm nhiều tầng, mỗi tầng lại được chia thành nhiều phòng khác nhau. Trong đó, chiều dài, chiều rộng được khuyên là 4x4m. Nếu thiết kế 5 – 6x8m thì cần làm thêm vách ngăn.

Giả, nhà yến có diện tích 8x16m, chiều cao 9,5m, gồm 3 tầng. Như vậy, chiều cao mỗi tầng là khoảng 3m và diện tích là 8x16m. Nếu thiết kế phòng yến 4x4m thì ta sẽ xây được 8 phòng/tầng. Tổng phòng yến cho cả nhà là 24.

Tuy nhiên, người nuôi yến thường sẽ không xây phòng cho tất cả các tầng. Thay vào đó, tầng trên cùng sẽ dùng làm không gia cho yến bay lượn. Chinh vì vậy, không bao giờ được xây nhà yến chỉ với 1 tầng, không chỉ bởi chật chội mà còn gây khó khăn khi điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm.

4.5. Lỗ thông tầng của nhà yến

Lỗ thông tầng của nhà yến được ví như “cánh cổng” đi lại giữa các tầng. Nhờ  đó mà chim yến có thể bay lượn thoải mái hơn. Lỗ thông tầng thường được thiết kế giống như khe sâu của các hang động với bề rộng là 2,2m – 2,5m. Đường thông tầng có dạng chữ L hoặc chữ T với bề ngang 3 – 4m.

4.6. Lắp xà gồ trong phòng nuôi yến

Lắp xà gồ trong phòng nuôi yến

Xà gồ là yếu tố không thể thiếu được trong nhà yến. Đây là nơi yến có thể bám vào và làm tổ. Vì thế, xà gồ gỗ sẽ được lắp trên trần nhà để tăng diện tích tổ. Thông thường, khi đóng ván, người ta sẽ gắn xà gồ trực tiếp lên bê tông với chiều rộng 15 – 20cm và độ dày khoảng 1,5 – 2cm. Đồng thời, bạn có thể lắp xà gồ ngang cách nhau 30 cm và xà gồ dọc để tạo thành hình chữ nhật kích thước 30 – 40cm x 100cm.

4.7. Cách sơn nhà nuôi yến

Yến có đến làm tổ tại căn nhà bạn xây hay không phụ thuộc rất lớn vào cách sơn nhà. Không cần quá cầu kỳ, phức tạp, chỉ cần màu sơn giống với màu hang yến là được. Tốt nhất là chỉ quét vôi trắng, bên trong tô trát tường đơn giản. Nếu không thích dùng màu trắng thì màu xanh cũng có tác dụng thu hút chim yến về làm tổ.

4.8. Độ ẩm và nhiệt độ cho nhà nuôi yến

Độ ẩm và nhiệt độ cho nhà nuôi yến

Trong môi trường tự nhiên, chim yến cần có điều kiện sống ổn định. Cụ thể nhiệt độ thích hợp để yến có thể sinh sống, làm tổ, đẻ trứng, nuôi con là 27 – 29 độ C và độ ẩm là 75 – 90%. Ngoài ra ánh sáng cũng không được vượt quá 0,2 – 0,6 lux. Trong quá trình yến làm tổ, cần bảo đảm các yếu tố này luôn trong ngưỡng cho phép, nếu không chúng sẽ tìm một tổ mới.

4.9. Hàng rào và khuôn viên xung quanh nhà nuôi yến

Nên chọn những mảnh đất rộng, có sân vườn khoảnh 4x4m để chim yến bay lượn. Bên ngoài cần xây tường chắn gió để yến không hoảng sợ. Bạn cũng có thể làm hàng rào bằng những loại cây quen thuộc như chuối, sung… nhưng không được để chúng che mất cửa ra vào nhà yến.

Hy vọng với những hướng dẫn này, bạn sẽ làm ra một nhà yến đúng chuẩn và thu hút chúng đến làm tổ. Chúc nhà yến của bạn ngày một đông và đem lại giá trị kinh tế tốt. Đừng quên theo dõi bất động sản ODT để được cập nhật thêm nhiều bài viết bổ ích khác.