Một trong những tài liệu vô cùng quan trọng, bắt buộc phải có trong mọi dự án xây dựng là bản vẽ hoàn công. Nó thể hiện một cách chính xác vị trí, số liệu trên thực tế so với bản vẽ thiết kế. Để biết chi tiết hơn, hãy cùng bất động sản ODT theo dõi bài viết ngày hôm nay.

1. Bản vẽ hoàn công là gì?

Bản vẽ hoàn công và những quy định mới nhất

Theo Khoản 4 Điều 2 Nghị định 06/2021/NĐ-CP, bản vẽ hoàn công là bản vẽ công trình xây dựng hoàn thành, trong đó thể hiện vị trí, kích thước, vật liệu và thiết bị được sử dụng thực tế. Nói một cách đơn giản hơn, bản vẽ hoàn công sẽ tái hiện công trình thực tế sau khi hoàn thành. Đồng thời, nó cũng  phải phản ánh được sự chênh lệch kích thước so với thiết kế được phê duyệt.

2. Vai trò của bản vẽ hoàn công 

Sau khi đã nắm rõ định nghĩa của bản vẽ hoàn công, một điều nữa mà chúng ta cần phải hiểu được là tầm quan trọng của nó. Trong phần tiếp theo dưới đây, chúng tôi sẽ đề cập đến vai trò của bản vẽ hoàn công đối với một dự án xây dựng.

Trước hết, bản vẽ hoàn công là căn cứ cho việc rà soát, kiểm tra và xác nhận một công trình sau khi hoàn tất xây dựng. Xét trên góc độ kiểm toán, do bản vẽ hoàn công là những chứng cứ đã được phê duyệt, kiểm tra nên thực tế và lưu trữ trên hồ sơ nên nó giúp việc quyết toán hậu xây dựng minh bạch, rõ ràng, chính xác.

Không chỉ có vậy, bản vẽ hoàn công đạt chuẩn còn giúp những cơ quan quản lý, điều hành hiểu được một cách tổng thể chính xác những gì mà dự án đã thi công. Còn về phía nhà thầu xây dựng, nó là kim chỉ nam để khai thác, phát triển công trình theo đúng kế hoạch đã đề ra.

Ngoài ra, nhờ vào những số liệu chính xác của công trình, chủ đầu tư lẫn nhà thầu có thể phán đoán chính xác cái gì là khả thi, cái gì là không thể thực hiện được. Qua đó, họ sẽ đề xuất được phương án hợp lý để bảo đảm an toàn, thẩm mỹ và công năng.

3. Phân loại bản vẽ hoàn công

Phân loại bản vẽ hoàn công

Tùy theo quy mô của công trình mà bản vẽ hoàn công có thể chia làm nhiều loại. Trong đó, 6 bản vẽ hoàn công thường gặp nhất gồm:

  • Bản vẽ hoàn công công việc xây dựng;
  • Bản vẽ hoàn công bộ phận công trình;
  • Bản vẽ hoàn công giai đoạn xây dựng;
  • Bản vẽ hoàn công lắp đặt thiết bị;
  • Bản vẽ hoàn công từng hạng mục công trình;
  • Bản vẽ hoàn công tổng thể công trình.

Ngoài ra còn có một số bản vẽ hoàn công mang tính tổng quát, làm tiền đề cho hoàn chỉnh sau này. Có thể kể đến như:

  • Bản vẽ hoàn công về việc gia cố và san nền
  • Bản vẽ hoàn công về việc xây dựng cầu giao thông, đường lộ
  • Bản vẽ hoàn công về việc thi công cống, hệ thống nước sạch
  • Bản vẽ hoàn công về việc xây dựng tường, kè
  • Bản vẽ hoàn công điện

4. Yêu cầu của bản vẽ hoàn công

Để xây dựng được một bản vẽ hoàn công hoàn chỉnh, đúng chuẩn thì bắt buộc các kiến trúc sư phải nắm rõ các yêu cầu thiết kế. Sau đây là những yêu cầu cơ bản nhất của một bản vẽ hoàn công:

  • Phản ánh chính xác, trung thực các số liệu đo đạc được. Không được tự ý loại bỏ sai số, dù là nhỏ nhất.
  • Phải lập bản vẽ hoàn công ngay khi công trình hoàn thành để đảm bảo chính xác, không được hồi ký hoàn công
  • Xuyên suốt quá trình xây dựng và xác nhận bản vẽ hoàn công phải được tiến hành theo đúng quy định pháp luật
  • Lịch sử xây dựng, chỉnh sửa bản vẽ hoàn công cần thể hiện rõ để đối chiếu, sử dụng cũng như phục vụ mục đích cải tạo công trình sau này.

5. Các bước lập bản vẽ chi tiết 

Các bước lập bản vẽ hoàn công chi tiết 

Sau khi đã hiểu rõ những khái niệm cơ bản liên quan đến bản vẽ hoàn công, giờ là lúc để áp dụng những kiến thức này vào thực tiễn. Trong phần tiếp theo dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn thể hiện và lập bản vẽ hoàn công khái quát lẫn chi tiết theo từng công đoạn.

5.1. Bản vẽ hoàn công công việc xây dựng

Việc trước tiên cần thực hiện để có thể bắt đầu phác thảo một bản vẽ hoàn công là sao lưu bản thiết kế thi công của các giai đoạn nghiệm thu, cài đặt thiết bị tĩnh. Công việc này bắt buộc người đảm trách mảng kỹ thuật thi công của bên nhà thầu thi công tiến hành.

Công việc tiếp theo cũng do kỹ thuật viên đảm nhận là thu thập số liệu đo vẽ hoàn công thực tế. Những trị số đo được đều phải được ghi lại chuẩn xác, không được tùy tiện thay đổi

Về mặt trình bày, đặt các trị số trong dấu ngoặc đơn và đặt gần trị số thiết kế để dễ theo dõi.Sau khi nghiệm thu (kiểm định số liệu thực tế tại hiện trường), bên giám sát thi công của tổng thầu hoặc chủ đầu tư sẽ ký xác nhận lên bản vẽ hoàn công.

5.2. Bản vẽ giai đoạn xây dựng

Quá trình làm bản vẽ hoàn công bộ phận công trình có phần phức tạp hơn, tuy nhiên vẫn cần trải qua các bước căn bản như trên. Cụ thể như sau:

  • Công việc trước nhất của người phụ trách kĩ thuật bên nhà thầu cần làm là sao lưu tài liệu. Nhưng điểm khác biệt ở chỗ, thứ phải chụp lại là dấu bản vẽ hoàn công đã được cơ quan có thẩm quyền đóng thay cho quá trình nghiệm thu
  • Sau đó, người phụ trách kỹ thuật thực địa đo lường các trị số thực của từng bộ phận, từng hạng mục, từng giai đoạn công trình theo bản vẽ thiết kế. Chú ý, trong quá trình đo đạc, có thể phát sinh một vài tình huống như:
  • Trị số thực khớp với bản vẽ thi công: Trường hợp này thì bản vẽ thiết kế được công nhận là bản vẽ hoàn công
  • Trị số thực lệch với bản vẽ thi công: Đánh dấu các chi tiết sai khác và sửa đổi trực tiếp trên bản vẽ

Về mặt nội dung, một bản vẽ hoàn công bộ phận công trình đúng chuẩn phải có đầy đủ: Họ và tên, chữ ký của người phụ trách kỹ thuật bên nhà thầu; chữ ký xác nhận, đóng dấu của bên nhà thầu hợp lệ. Đồng thời, phía nhà thầu phải đóng dấu xác nhận ghi “Bản vẽ hoàn công” trên mẫu khung tên bản vẽ hoàn công theo quy định tại Thông tư số 02/2006/TT-BXD

  • Sau quá trình nghiệm thu, bên giám sát việc thi công của chủ đầu tư hoặc của tổng thầu (nếu công trình được xây dựng với một hợp đồng tổng thầu) sẽ ký tên xác nhận bản vẽ hoàn công trên.
  • Kết thúc quá trình nghiệm thu, bên giám sát của tổng thầu hoặc chủ đầu tư ký xác nhận bản vẽ hoàn công.

6. Mẫu bản vẽ hoàn công mới nhất

Nội dung của bản vẽ hoàn công có thể thay đổi tùy vào từng công trình. Tuy nhiên, khung bản vẽ hoàn công thống nhất trên toàn bộ tất cả các bản vẽ. Dưới đây là mẫu bìa bản vẽ hoàn công được trình bày cụ thể.

TÊN NHÀ THẦU THI CÔNG XÂY DỰNG

BẢN VẼ HOÀN CÔNG

Ngày……tháng……năm……

Người lập

(Ghi rõ họ tên, chức vụ, chữ ký)

Chỉ huy trưởng công trình hoặc giám đốc dự án

(Ghi rõ họ tên, chữ ký)

Tư vấn giám sát trưởng

(Ghi rõ họ tên, chức vụ, chữ ký)

Trường hợp có tổng thầu, nhà thầu thụ thì áp dụng theo mẫu sau:

TÊN NHÀ THẦU THI CÔNG XÂY DỰNG

BẢN VẼ HOÀN CÔNG

Ngày……tháng……năm……

Người lập

(Ghi rõ họ tên, chức vụ, chữ ký)

Chỉ huy trưởng hoặc giám đốc dự án của nhà thầu phụ
(Ghi rõ họ tên, chữ ký)

Chỉ huy trưởng hoặc giám đốc dự án của tổng thầu
(Ghi rõ họ tên, chữ ký)

Tư vấn giám sát trưởng

(Ghi rõ họ tên, chức vụ, chữ ký)

7. Quy định về bản vẽ hoàn công

Khi đã hoàn tất bản vẽ hoàn công, bên có nghĩa vụ lập bản vẽ và bảo điểm được trình lên cơ quan quản lý theo đúng quy định. Nếu chưa nắm rõ vấn đề này, sau đây là quy định mới nhất:

7.1. Trách nhiệm lập bản vẽ hoàn công

Nhà thầu thi công chịu trách nhiệm hoàn toàn trong việc lập bản vẽ hoàn công. Trường hợp phát sinh vấn đề trong giai đoạn lập bản vẽ, nhà thầu phải nhanh chóng, đo đạc, chỉnh sửa lại ở bản vẽ hoàn công bộ phận khác.

Trách nhiệm lập bản vẽ hoàn công sẽ thuộc hoàn toàn về bên nhà thầu đảm nhiệm việc thi công, xây dựng công trình. Với những giai đoạn xây dựng có vấn đề nảy sinh, bên nhà thầu phải nhanh chóng đo đạc, chỉnh sửa lại trong một bản vẽ hoàn công bộ phận khác. Trường hợp có nhiều bên đứng ra nhận thầu (thầu liên danh) thì mỗi một nhà thầu chịu trách nhiệm lập bản vẽ hoàn công cho hạng mục của mình. Pháp luật nghiêm cấm hành vi ủy quyền cho đơn vị khác lập bản vẽ hoàn công.

7.2. Thời gian lập và hoàn thành bản vẽ

Thời gian lập bản vẽ hoàn công là ngay sau khi công trình xây dựng xong. Tuy nhiên thời gian lại linh hoạt hơn. Nó phụ thuộc vào các tổ chức kiểm định, nghiệm thu hạng mục xây dựng. Vì vậy có thể nói, thời điểm hoàn thành là thời điểm quyết định công trình được đưa vào khai thác, sử dụng. Lưu ý, trong quá trình nghiệm thu, nhà thầu chịu trách nhiệm lưu trữ hồ sơ.

7.3. Nơi nộp hồ sơ hoàn công

Với những chủ hộ riêng lẻ, sau khi hồ sơ hoàn công đã được kiểm định, người chủ hộ có thể trực tiếp đến Uỷ ban nhân dân trực thuộc địa phương nơi cư trú để nộp đơn.

Trường hợp là hộ gia đình cá nhân, chủ hộ nộp hồ sơ hoàn công sau khi được kiểm định đến nộp trực tiếp tại Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nếu thuộc điểm dân cư nông thôn đã có quy hoạch xây dựng thuộc địa giới hành chính xã.

Trường hợp thi công ở khu đô thị mới, nhà thầu cần chuẩn bị thêm một số giấy tờ như giấy phép xây dựng; bản vẽ thiết kế công trình, hợp đồng thi công,... nộp cho ban quản lý đầu tư xây dựng để được chấp thuận.

7.4. Lệ phí hoàn công 

Khi nộp hồ sơ bản vẽ hoàn công, nhà thầu cần nộp những chi phí sau để hoàn tất thủ tục: Thuế thu nhập, thuế giá trị gia tăng. Trong đó, thuế thu nhập được tính dựa vào tiền công xây dựng. Nếu nhân công là người thân, họ hàng giúp đỡ mà không thuê ngoài thì thuế thu nhập bằng 0. Còn thuế giá trị gia tăng chỉ phát sinh khi mua vật tư xây dựng. Nếu mua lẻ thì bỏ qua lệ phí này.

Đó là tất cả những quy định mới nhất về bản vẽ hoàn công. Hy vọng rằng quý độc giả đã có kiến thức nhất định về nó sau bài viết này. Hẹn gặp lại mọi người trong những chia sẻ sắp tới