Bản đồ quy hoạch thành phố Buôn Ma Thuột góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế của thành phố Buôn Ma Thuột nói riêng và của vùng Tây Nguyên nói riêng. Hãy cùng bất động sản ODT tìm hiểu những nội dung chủ yếu trong bản đồ quy hoạch Buôn Ma Thuột.
1. Thông tin cơ bản về thành phố Buôn Ma Thuột
Buôn Ma Thuột còn được gọi là Ban Mê Thuột hay Buôn Mê Thuột. Đây là một thành phố thuộc tỉnh Đắk Lắk, Việt Nam. Buôn Ma Thuột là thành phố lớn nhất Tây Nguyên và là đô thị miền núi có dân số đông nhất Việt Nam với tổng diện tích hơn 370km2 và dân số hơn 500.000 người, trong đó tập trung nhiều dân tộc sinh sống như Cơ Tu, Ê Đê, Kinh...
Không chỉ có vị trí địa lý tương đối đắc địa mà Buôn Ma Thuột còn sở hữu quang cảnh thiên nhiên hùng vĩ, khí hậu mát mẻ và nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch và bất động sản. Chính vì vậy, ngày 13 tháng 2 năm 2014, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định phê duyệt bản đồ quy hoạch thành phố Buôn Ma Thuột đến năm 2025. Bản đồ quy hoạch này đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của thành phố, thu hút đầu tư trong và ngoài nước, đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Trong đó, phải kể đến các dự án lớn như nâng cấp càng hàng không, các tuyến đường, hay việc khởi công xây dựng nhiều bệnh viện lớn... trên địa bàn thành phố.
2. Bản đồ quy hoạch Buôn Ma Thuột đến năm 2025
2.1. Bản đồ quy hoạch thành phố Buôn Ma Thuột - phạm vi ranh giới
Về phạm vi ranh giới điều chỉnh quy hoạch, thành phố Buôn Ma Thuột sẽ gồm 13 phường và 8 xã, tổng diện tích trên 37 nghìn ha. Cụ thể, ranh giới được xác định như sau:
- Phía Bắc giáp huyện Cư M'gai
- Phía Nam giáp huyện Cư Kuin và Krông Ana
- Phía Tây giáp huyện Cư Jút và huyện Buôn Đôn
- Phía Đông giáp huyện Krông Pắk
2.2. Tính chất quy hoạch Buôn Ma Thuột
Theo mục tiêu phát triển, thành phố Buôn Ma Thuột sẽ được xây dựng và phát triển thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên. Ngoài ra, về tính chất quy hoạch, Chính phủ đã xác định Buôn Ma Thuột sẽ là:
- Trung tâm giáo dục đào tạo, y tế, du lịch, dịch vụ, thể dục thể thao của Tây Nguyên
- Đô thị hạt nhân của Tây Nguyên
- Trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học kỹ thuật của tỉnh Đắk Lắk
- Đầu mối giao thông liên vùng, góp phần phát triển giao lưu kinh tế, văn hoá, xã hội giữa Tây Nguyên và các trung tâm kinh tế trên cả nước và quốc tế.
- Có vị trí đặc biệt quan trọng về an ninh và quốc phòng
3. Định hướng quy hoạch Buôn Ma Thuột đến năm 2025
Bản đồ quy hoạch thành phố Buôn Ma Thuột
3.1. Phát triển đô thị
Theo bản đồ quy hoạch thành phố Buôn Ma Thuột định hướng đến năm 2025, thành phố sẽ cải tạo, chỉnh trang, hạn chế phát triển mới và hạn chế việc chuyển đổi chức năng đất đối với các khu vực đô thị hiện hữu gồm khu vực đô thị lõi (khu vực thuộc các phường Tân An, Thắng Lợi, Tân Lợi, Thành Công) và khu vực các đô thị hiện hữu khác (thuộc các phường Thành Nhất, Tự An, Ea Tam, và Khánh Xuân).
Tập trung nâng cấp, cải tạo các khu ở hiện hữu và hoàn thiện các dự án mở rộng phát triển đô thị tại các phường Tân Lợi, Tân An, Tân Hoà, Tân Lập, Thành Nhất, Thành Công, Tân Thành, Tân Tiến, Ea Tam đối với các khu đô thị đang được cải tạo và đầu tư xây dựng mở rộng.
Phát triển 4 khu đô thị mới gắn với chức năng chuyên ngành, gồm: Đôi thị mới ở phía Đông Bắc (quy mô 488ha); đô thị sân bay (quy mô khoảng 82ha); đô thị văn hoá - y tế - thương mại (quy mô 325ha); và đô thị đại học (quy mô 182). Các đô thị có chức năng chuyên ngành riêng. Cụ thể, đô thị mới ở phía Đông Bắc tạo đô thị cửa ngõ; đô thị sân bay hình thành các khu dịch vụ, thương mại kho vận trung chuyển; đô thị văn hoá - y tế - thương mại được bố trí các cụm công trình thương mại hiện đại và các dịch vụ nghỉ dưỡng cao cấp; đô thị đại học gồm các trung tâm đào tạo trung học, cao đẳng dạy nghề.
3.2. Phát triển hệ thống trung tâm đô thị
Cải tạo những khu trung tâm thương mại tại đô thị cũ, đồng thời phát triển các khu trung tâm thương mại lớn tại khu đô thị cửa ngõ phía Bắc, cửa ngõ phía Nam và đường Đông - Tây của thành phố. Bố trí các trung tâm tài chính khắp khu đô thị mới ở phía Đông - Bắc.
3.3. Phát triển công nghiệp
Với mục tiêu trở thành khu công nghiệp hiện đại, tiên tiến và phát triển hàng đầu cả nước, thành phố Buôn Ma Thuột đã hình thành nhiều cụm công nghiệp, kho vận lớn tại vùng ngoại ô như Tân An và khu công nghiệp Hoà Phú, đồng thời triển khai nhiều dự án phát triển công nghiệp trên địa bàn thành phố.
3.4. Quy hoạch giao thông
Thành phố Buôn Ma Thuột có hệ thống giao thông phát triển, gồm hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt và đường hàng không. Về giao thông đường bộ, thành phố tiếp tục triển khai dự án đường Hồ Chí Minh, cải tạo nâng cấp quốc lộ 14; quốc lộ 26; quốc lộ 27; đường tỉnh 697; đường tỉnh 698; đường tỉnh 699A theo quy hoạch. Đồng thời, cải tạo bến xe liên tỉnh phía Bắc và phía Nam thành phố.
Về quy hoạch giao thông đường sắt, thành phố nghiên cứu và xây dựng tuyến đường sắt Tuy Hoà - Buôn Ma Thuột. Về giao thông đường hàng không, cải tạo và nâng cấp Cụm cảng hàng không Buôn Ma Thuột.
Một số dự án ưu tiên đầu tư trong năm 2021 gồm có: dự án đường Hồ Chí Minh qua thành phố Buôn Ma Thuột (đoạn Ngọc Hồi - Buôn Ma Thuột - Đồng Xoài); dự án tuyến đường sắt Tuy Hoà - Buôn Ma Thuột; triển khai dự án đường Đông - Tây, đường vànhđai phía Đông Nam, Tây Bắc; nâng cấp quốc lộ 14, 26 và 27.
Bên cạnh đó, trong năm 2021, thành phố sẽ triển khai dự án Trung tâm vui chơi giải trí Đồi Thuỷ Văn (giai đoạn 1); dự án Khu du lịch sinh thái hồ Ea Kao (giai đoạn 1); dự án khu thể dục thể thao cấp vùng, trung tâm hội chợ triển lãm, nhà hát...