Đông Anh là một huyện có tốc độ đô thị hoá nhanh, khả năng phát triển kinh tế toàn diện và bền vững. Do đó, bản đồ quy hoạch huyện Đông Anh cũng như thị trường mua bán nhà đất huyện Đông Anh luôn được nhiều người quan tâm. Dưới đây, bất động sản ODT sẽ chia sẻ thông tin và bản đồ quy hoạch huyện Đông Anh chi tiết và mới nhất.
1. Thông tin chung về huyện Đông Anh
Là một huyện thuộc thành phố Hà Nội, huyện Đông Anh được thành lập vào ngày 20 tháng 4 năm 1961. Những năm gần đây, huyện Đông Anh đã có những bước phát triển đột bật với mục tiêu trở thành đô thị văn hoá tân tiến của thành phố Hà Nội. Theo định hướng quy hoạch Đông Anh 2030, quy hoạch huyện Đông Anh có nhiều đổi mới.
1.1. Giới thiệu huyện Đông Anh
Đông Anh là một huyện ngoại thành của thủ đô Hà Nội, nằm ở phía Bắc của thành phố, cách trung tâm Hà Nội 15km. Tổng diện tích huyện Đông Anh là 185,62km2, trong đó đất nông nghiệp chiếm 9.789ha. Theo thống kê năm 2019, dân số huyện Đông Anh khoảng 405.749 người.
Hiện, huyện Đông Anh thuộc đối tượng trong dự án quy hoạch về đô thị, dịch vụ, du lịch và công nghiệp. Đông Anh nằm ở vị trí quan trọng trong đầu mối giao thông liên kết nội thành Hà Nội với các tỉnh thành khác thuộc miền Bắc.
Tuy chỉ là một huyện ngoại thành, nhưng huyện Đông Anh là khu vực mà Đảng bộ, chính quyền và toàn thể nhân dân tại huyện luôn cố gắng thực hiện tốt công tác quy hoạch, quản lý đất đai và giải phóng mặt bằng.
1.2. Vị trí địa lý huyện Đông Anh
Về phạm vi ranh giới, huyện Đông Anh có vị trí tiếp giáp với các quận sau:
- Phía Đông: Giáp với TP. Từ Sơn và huyện Yên Phong (tỉnh Bắc Ninh)
- Phía Nam: Giáp với huyện Gia Lâm (Long Biên), quận Tây Hồ và quận Bắc Từ Liêm
- Phía Bắc: Giáp huyện Sóc Sơn với ranh giới tự nhiên là sông Cà Lồ
- Phía Tây: Giáp huyện Mê Linh và Đan Phượng (Hà Tây)
1.3. Đơn vị hành chính
Về đơn vị hành chính, huyện Đông Anh gồm 23 xã và 1 thị trấn. Trong đó, ngoài thị trấn Đông Anh (huyện lỵ), 23 xã thuộc huyện Đông Anh gồm Cổ Loa, Bắc Hồng, Đông Hội, Đại Mạch, Dục Tú, Kim Chung, Hải Bối, Liên Hà, Kim Nỗ, Nam Hồng, Mai Lâm, Tàm Xá, Nguyễn Khê, Thuỵ Lâm, Uy Nỗ, Tiên Dương, Vân Nội, Vân Hà, Việt Hùng, Vĩnh Ngọc, Xuân Canh, Võng La, Xuân Nộn.
Ngoài ra, huyện Đông Anh có 156 làng với 62 tổ dân phố. Trong đó, 85 làng đạt tiêu chuẩn làng văn hoá. Đặc biệt, 35 làng được khen thưởng và đạt chứng nhận làng văn hoá cấp Thành phố.
1.4. Cơ sở hạ tầng
Theo bản đồ quy hoạch huyện Đông Anh, tốc độ đô thị hoá tại huyện được đẩy mạnh là nhờ vào cơ sở hạ tầng đồng bộ và tân tiến.
Trong đó, về giao thông, huyện sở hữu 4 nhà ga nằm trong tuyến đường huyết mạch liên kết vùng hoàn hảo gồm Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Thái Nguyên. Tổng số đường sắt chạy trong nội thành của huyện có chiều dài lên đến 33km.
Huyện có một số con đường quốc lộ mở rộng nổi bật như QL23, QL3 và QL Thăng Long - Nội Bài. Bên cạnh đó, huyện đã và đang đầu tư nhiều khu công nghiệp, chung cư, đô thị, nhà ở... bởi đây được coi là vùng sinh lời tốt của các nhà đầu tư.
Trong đó, huyện sở hữu hai khu công nghiệp lớn, gồm Khu công nghiệp Đông Anh và Khu công nghiệp Thăng Long. Hai khu công nghiệp này đã tạo công ăn việc làm cho hàng triệu người lao động tại các tỉnh thành cả nước.
Ngoài ra, sự xuất hiện của hàng loạt các dự án bất động sản lớn đã góp phần thúc đẩy tốc độ đô thị hoá của huyện và giúp huyện Đông Anh trở thành trung tâm thương mại, dịch vụ lớn của cả miền Bắc.
Một số dự án nổi bật tại huyện có thể kể đến như:
- Dự án Công viên Kim Quy do tập đoàn Sun Group làm chủ đầu tư
- Helianthus Center Red River Cổ Dương với quy mô gần 5ha
- Dự án Công viên công nghệ phần mềm do tập đoàn Vingroup làm chủ đầu tư
- Dự án phát triển đô thị 2 bên toạ lạc trên 2 con đường Trường Sa và Võ Nguyên Giáp do tập đoàn Sun Group làm chủ đầu tư
- Dự án Trung tâm tài chính Phương Trạch Tower do tập đoàn BRG làm chủ đầu tư
- Khu đô thị Uy Nỗ - Việt Hùng
- Khu nhà ở xã hội Green Link City
- Khu đô thị Bắc Thăng Long
- Khu đô thị tại xã Đại Mạch
- Khu đô thị Kosy Complex Đông Anh
- Khu đô thị sinh thái Vân Nội
- Khu đô thị tại xã Đại Mạch
2. Bản đồ quy hoạch huyện Đông Anh
Bản đồ quy hoạch huyện Đông Anh đã thể hiện chính xác chính sách quy hoạch 2021 và tầm nhìn 2030. Quá trình đô thị hoá được đẩy mạnh, trong đó tỷ lệ khu vực đô thị đạt 49 - 60% diện tích của cả huyện.
3. Thông tin quy hoạch Đông Anh
3.1. Quy hoạch đô thị huyện Đông Anh
Quy hoạch khu đô thị Tây đường Thăng Long (ký hiệu 030): Khu đô thị Tây đường Thăng Long gồm 4 đơn vị ở, tổng diện tích xây dựng 306,18ha. Tổng dân số sinh sống và định cư tại đây gần 30.700 người.
Quy hoạch khu đô thị Bắc đầm Vân Trì (ký hiệu 032): Khu vực gồm 12 đơn vị ở, chia làm 2 phần 032A và 032B. Khu đất có diện tích 585,92ha; tổng số dân là 101.200 người. Mật độ xây dựng đạt 30 - 35%.
Quy hoạch khu đô thị Đông đường Thăng Long, Nam Vân Trì (ký hiệu 031): Khu vực này gồm 11 đơn vị ở, chia làm 2 phần là 031A và 031B. Tổng diện tích khu đất là 427,84ha. Tổng dân số đạt 102.600 người. Mật độ xây dựng đạt 30 - 35%.
Quy hoạch khu đô thị TT Phương Trạch: Khu vực này gồm 4 đơn vị ở. Tổng diện tích khoảng 137,94ha. Tổng số dân khoảng 75.100 người. Mật độ xây dựng đạt 30 - 35%.
Quy hoạch khu trục trung tâm Cổ Loa - Sông Hồng: Khu vực này gồm 8 đơn vị ở, được quy hoạch thành 2 phần. Tổng diện tích khu vực khoảng 318,31ha, trong đó diện tích đất ở chiếm 168,85ha. Tổng số dân sinh sống và định cư tại khu vực là 74.700 người. Mật độ xây dựng đạt 30 - 40%.
Quy hoạch khu đô thị Cổ Loa - Tây Nam Cổ Loa (ký hiệu 034): Khu vực này gồm 9 đơn vị ở, được quy hoạch 2 phần là 034A và 034B. Tổng diện tích khu vực là 392,98ha, trong đó diện tích đất ở chiếm 227,36ha. Tổng số dân sinh sống và định cư là 98,200 người. Mật độ xây dựng đạt 30 - 35%.
Quy hoạch khu trục Cổ Loa - Đông Trù: Khu vực gồm 8 đơn vị ở, được quy hoạch thành 2 phần. Tổng diện tích khu vực khoảng 338,33ha, trong đó diện tích đất ở chiếm 183,51ha. Tổng dân số khu vực là 79.100 người. Mật độ xây dựng đạt 30 - 35%.
Quy hoạch khu trục trung tâm Cổ Loa - Sông Hồng: Khu vực gồm 8 đơn vị ở, được quy hoạch thành 2 phần. Tổng diện tích khu vực là 318,31ha, trong đó diện tích đất ở chiếm 168,85ha. Mật độ xây dựng đạt 30 - 40%.
Quy hoạch khu đô thị Đông Anh (ký hiệu 037): Khu vực gồm 12 đơn vị ở, được quy hoạch thành 3 phần, cụ thể là 037A, 037B và 037C. Tổng diện tích khu vực khoảng 587,89ha, trong đó diện tích đất ở chiếm 341,66ha. Tổng số dân sinh sống và định cư là 110.500 người. Mật độ xây dựng đạt 30 - 35%.
Bên cạnh đó, giữ nguyên bảo tồn tất cả khu vực làng xóm. Thực hiện các chính sách tối đa việc di dời. Đẩy mạnh quá trình đô thị hoá huyện Đông Anh. Xây dựng mới khu chung cư cao cấp nhằm thay đổi diện mạo đô thị huyện Đông An. Đồng thời, nâng cấp và cải thiện hệ thống công trình công cộng và dịch vụ gồm bệnh viện, trường học, chợ...
3.2. Bản đồ quy hoạch huyện Đông Anh về giao thông
3.2.1. Quy hoạch giao thông đối ngoại huyện Đông Anh
Theo quy hoạch Đông Anh đến năm 2030, mở rộng và nâng cấp hệ thống giao thông nhằm tạo điều kiện và nền tảng giúp huyện Đông Anh lên quận. Quy hoạch giao thông đối ngoại huyện Đông Anh như sau:
- Các tuyến đường lớn và huyết mạch nối cụm cảng thành phố Hải Phòng và Hà Nội
- Đường QL 3 kết nối đầu Bắc của cầu Đuống với một số tỉnh thành của Hà Nội, Cao Bằng, Thái Nguyên và Bắc Kạn
- Con đường lớn Võ Nguyên Giáp
- Đường cao tốc kết nối Hà Nội và Thái Nguyên
- Quốc lộ 32 kết nối giữa vành đai 3 Hà Nội với QL 2 Vĩnh Phúc
- Cầu Nhật Tân kết nội quận Tây Hồ và Đông Anh
- Con đường AH14 (Xuyên Á 14) kết nối xuyên quốc gia tại Châu Á, đi qua 3 nước: Myanmar, Việt Nam và Trung Quốc
Quy hoạch hệ thống đường sắt huyện Đông Anh như sau:
- Tuyến đường sắt Hà Nội - Thái Nguyên chạy qua thị trấn Đông Anh
- Tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai đi qua các xã của huyện Đông Anh
- Tuyến đường sắt số 2, số 4, số 6 và số 7 đi qua Đông Anh
- Tuyến đường sắt chuyên vận chuyển hàng hoá từ Bắc Hồng đến Văn Điển đi qua các xã tại huyện Đông Anh gồm Nam Hồng, Kim Nỗ, Hải Bối.
3.2.2. Quy hoạch tuyến đường liên khu vực
Quy hoạch các tuyến đường liên khu vực, đặc biệt là hệ thống các cung đường chính và liên khu vực với mật độ 0.67km2. Dịch chuyển và mở rộng Quốc lộ 18 lên hướng Bắc vượt ra ngoài huyện.
Một số tuyến đường liên khu vực được quy hoạch gồm có:
- Tuyến đường Phương Trạch - Nguyễn Khê
- Tuyến đường lộ trình Yên Viên - Đầm Vân Trì
- Tuyến đường Nam khu công nghiệp Thăng Long với Tây Khu công nghiệp Thăng Long
- Tuyến đường nối từ đoạn đê Sông Hồng tới Cổ Loa
3.2.3. Quy hoạch các tuyến đường cấp đô thị
Cải thiện và mở rộng các tuyến đường chính thuộc khu vực đô thị nhằm thay đổi diện mạo đô thị. Các tuyến đường thể hiện qua 4 loại mặt cắt gồm:
- Mặt cắt ngang với bề rộng 64m gồm tuyến đường Cầu Nhật Tân, Sông Cà Lồ và QL3 cũ
- Mặt cắt ngang với bề rộng 72,5m gồm tuyến đường Bắc Thăng Long - Nam Vân Trì - Đông Trù và điểm cuối Gia Lâm
- Mặt cắt ngang với bề rộng 50m gồm các tuyến đường trung tâm của Khu đô thị Bắc Thăng Long và Khu công nghiệp Thăng Long. Ngoài ra, còn có tuyến đường cao tốc với lộ trình Thăng Long - Nội Bài - Ga Đông Anh
- Mặt cắt ngang với bề rộng 60m gồm các tuyến đường Cầu Nam Tứ Liên và VĐ3
3.2.4. Quy hoạch các trạm xe bus và giao thông tĩnh
Bố trí các bãi đỗ xe và trạm xe bus tại các khu vực có diện tích cây xanh sinh thái. Cụ thể, với mục tiêu nhằm cụ thể hoá quy hoạch giao thông vận tải tĩnh tới năm 2030, triển khai dự án bến xe khách Đông Anh với quy mô 7,42ha và 148 chỗ để xe tại Uy Nỗ Đông Anh.
Ngoài ra, một số trạm xe bus cũng được quy hoạch như trạm xe bus đối diện Viện kiểm sát huyện, trạm xe bus nằm đối diện trung tâm y tế huyện,...