Bất động sản thổ cư là tài sản có giá trị lớn, đòi hỏi việc mua bán cần tuân thủ những quy định nghiêm ngặt của pháp luật, nhằm đảm bảo giao dịch được diễn ra suôn sẻ, an toàn và thuận lợi.
Khái niệm về đất thổ cư
Đất thổ cư hay còn gọi là đất ở theo cách truyền thống. Trong quy định của pháp luật đất đai năm 2013, đất thổ cư thuộc nhóm đất phi nông nghiệp. Nói một cách chính xác, đất thổ cư là đất ở tại đô thị và đất ở tại nông thôn.
Trên giấy chứng nhận quyền sở hữu đất và tài sản gắn liền với đất, đất thổ cư được ký hiệu là ONT hoặc ODT. Trên đất thổ cư, người dân có thể xây nhà, và các công trình gắn liền phục vụ cho đời sống.
Điều kiện để tiến hành thủ tục mua bán đất thổ cư
Để mua bán đất thổ cư, bạn cần phải đảm bảo những điều kiện sau:
- Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ). Người thực hiện giao dịch mua bán phải là người có tên trong sổ đỏ hoặc là người được uỷ quyền thực hiện giao dịch.
- Mảnh đất bạn định mua không xảy ra tranh chấp về mặt đất đai với những người sử dụng đất liền kề hoạc những tranh chấp khác.
- Tại thời điểm chuyển nhượng, mảnh đất không bị cơ quan có thẩm quyền dùng để kê biên nhằm mục đích để đảm bảo cho việc thi hành án.
- Mảnh đất còn thời hạn theo quy định của pháp luật.
- Nếu chung lô đất thì cần phải tách lô trước khi tiến hành chuyển nhượng.
Thủ tục cần thiết khi mua bán đất thổ cư
Trước khi mua bán đất thổ cư, người bán cần phải chuẩn bị những giấy tờ sau: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), sổ hộ khẩu thường trú của cả vợ và chồng, chứng minh thư, trích lục thửa đất, chứng từ nộp thuế đất, đơn đề nghị chuyển quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất, một số giấy tờ khác có liên quan…
Bên mua cũng cần chuẩn bị những giấy tờ gồm: Chứng minh thư nhân dân, hợp đồng uỷ quyền mua hợp pháp nếu người mua không trực tiếp tham gia vào giao dịch mua bán, sổ hộ khẩu thường trú, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân với những trường hợp chưa kết hôn và giấy đăng ký kết hôn với những trường hợp đã kết hôn.
Quá trình mua bán đất thổ cư
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ gồm những giấy tờ quan trọng trên và nộp hồ sơ, hợp đồng chuyền nhượng đã được công chứng tại văn phòng quản lý đất đai, UBND xã/phường, thị trấn hoặc văn phòng công chứng.
Bước 2: Sau khi nhận hồ sơ, văn phòng công chứng hoặc cơ quan có thẩm quyền sẽ kiểm tra và thẩm định các giấy tờ.
Bước 3: Văn phòng công chứng sẽ soạn thảo hợp đồng chuyển nhượng theo thoả thuận của hai bên.
Bước 4: Sang tên sổ hồng.
Bước 5: Thực hiện nghĩa vụ tài chính. Người mua sẽ nộp lệ phí trước bạ trong khi người bán sẽ nộp thuế thu nhập cá nhân theo công thức sau:
Lệ phí trước bạ = 0,5% x khung gia đất
Thuế thu nhập cá nhân = 2% Giá chuyển nhượng ghi trong hợp đồng
Bước 6: Nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
(Tổng hợp bởi odt.vn)