Nếu trong hợp đồng thuê phòng trọ không có điều khoản ràng buộc về trường hợp xảy ra sự cố như hỏa hoạn thì chủ nhà hay người thuê trọ phải bồi thường?

nha-tro-xay-ra-hoa-hoan-ai-la-nguoi-phai-boi-thuong

Quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Theo quy định pháp luật, trách nhiệm bồi thường thiệt hại sẽ phụ thuộc vào 3 yếu tố, gồm: mức độ thiệt hại, hành vi gây thiệt hại có phải là hành vi trái pháp luật không, và mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi trái pháp luật.

Cụ thể, Khoản 5 Điều 275 Bộ Luật Dân sự quy định:

  • Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
  • Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
  • Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.

Do đó, khi sự cố hỏa hoạn gây ra thiệt hại, hợp đồng không có quy định ràng buộc về trách nhiệm của hai bên, thì việc bồi thường sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân vụ hỏa hoạn là do ai gây ra, mức độ thiệt hại và 3 điều kiện trên theo Khoản 5 Điều 275 Bộ Luật Dân sự. Nếu cả bên cho thuê và bên thuê đều có lỗi thì họ phải liên đới bồi thường.

Pháp luật hiện hành chưa có quy định cụ thể về điều kiện phòng cháy chữa cháy đối với các công trình nhà ở cho thuê ít hơn 5 tầng, hoặc có khối tích chưa đến 5.000 m3. Do đó, với nhà trọ cho thuê từ 1 – 3 tầng, chủ nhà trọ và người thuê cần phải có thỏa thuận liên quan tới ràng buộc trách nhiệm, nghĩa vụ của hai bên về vấn đề vệ sinh an toàn, phòng chống cháy nổ, đảm bảo giữ gìn tài sản và trách nhiệm bồi thường khi xảy ra sự cố.

(Nguồn tổng hợp)