Không có đủ tiền để thuê những phòng trọ đắt đỏ, nhiều sinh viên, người lao động tìm đến những phòng trọ giá rẻ. Tuy nhiên, họ không biết rằng, họ là đối tượng để những kẻ xấu lợi dụng và lừa đảo. Dưới đây là 3 chiêu lừa đảo thường gặp.
3 chiêu lừa đảo khi thuê phòng trọ giá rẻ và cách phòng tránh
Chiêu lừa đảo |
Dấu hiệu nhận biết
|
Cách phòng tránh |
Cho thuê phòng trọ “ảo” |
- Thông tin mơ hồ, thiếu cụ thể.
- Có nội dung “"Trống phòng nào thì giao phòng đó".
- Cho thuê phòng trọ gắn mác chung cư mini, có chất lượng không như quảng cáo.
|
- Cẩn thận những lời chào mời trên internet và mạng xã hội.
- Cần chọn lọc thông tin.
- Tham khảo ý kiến của người dân xung quanh.
- Nên đi xem phòng với người thân hoặc bạn bè.
|
Lừa đảo chiếm đoạt tiền đặt cọc |
- Chủ nhà cho thuê phòng giá rẻ nhưng lại bắt đặt cọc một khoản tiền lớn ( từ 2 – 3 tháng tiền phòng).
- Dẫn khách đi xem nhà, nhưng lấy lý do khách đang thuê đi vắng không vào xem được. Bắt khách đặt cọc một khoản tiền (thường dưới 500.000) để giữ chỗ.
- Sau khi nhận tiền đặt cọc, chủ nhà tăng giá hoặc bổ sung thêm một loạt khoản phí.
- Hợp đồng có điều khoản ““bên cho thuê thỏa thuận giữ phòng cho bên thuê khi có phòng trống”. Khi đó, bên cho thuê sẽ trì hoãn thời gian giao phòng cho khách.
|
- Tìm hiểu thông tin để gặp đúng chủ nhà.
- Chỉ đặt cọc giữ chỗ khi có thỏa thuận biên nhận rõ ràng.
- Không vội vàng ra quyết định
|
Bẫy ở ghép |
- Lợi dụng tâm lý muốn thuê phòng giá rẻ, kẻ xấu cuỗm tài sản của bạn cùng phòng khi ở chung.
- Kẻ xấu giấu thông tin cá nhân khi tìm bạn ở ghép
|
- Tìm hiểu kỹ thông tin về người ở ghép.
- Yêu cầu người đó tới công an phường đăng ký tạm trú, tạm vắng.
|
(Nguồn tổng hợp)