Mua nhà thế chấp ngân hàng là một hình thức phổ biến tuy nhiên lại tồn tại nhiều rủi ro tiềm ẩn và nguy cơ tiền mất tật mang nếu người mua không cần thận khi giao dịch mua bán.

Việc mua bán nhà đất thế chấp tại ngân hàng là một hình thức phổ biến bởi mức giá rẻ hơn rất nhiều so với các giao dịch buôn bán thông thường. Ngoài ra, người mua nhà có thể tin tưởng vào những thông tin pháp lý của ngôi nhà mình định mua. Bên cạnh đó, người bán cũng tránh được việc bị tịch thu nhà khi không có khả năng trả nợ.

Khác với các giao dịch mua bán khác, quá trình mua nhà đất thế chấp ngân hàng thường có sự tham gia của ba bên là người bán nhà cũng là bên đang có tài sản thế chấp ngân hàng, người mua nhà và ngân hàng.

Mắc dù có rất nhiều lợi ích, nhưng việc mua nhà thế chấp ngân hàng cũng luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhất là khi người bán lật kèo, không giao các giấy tờ cần thiết để chuyển nhượng nhà cho người mua.

Do đó, khi có ý định mua nhà đất thế chấp ngân hàng, bạn cần phải cần thận và chú ý những điều cần thiết dưới đất để tránh rủi ro và tình trạng “tiền mất tật mang”.

Tìm hiểu thông tin về người bán

Người mua cần phải tìm hiểu những thông tin cần thiết về người bán để tránh nguy cơ bị lừa đảo, hay mua nhầm nhà bị tranh chấp. Đồng thời, tạo sự tin tưởng cho bản thân để có một cuộc giao dịch thành công.

Ngoài ra, nếu mua nhà thế chấp ngân hàng, người mua cũng cần phải tìm hiểu những thông tin về bên ngân hàng như pháp lý, lãi suất và độ tin cậy của ngân hàng. Cần nhớ rằng việc mua bán chỉ được công nhận khi có sự đồng ý của ngân hàng.

Bạn có thể hỏi trực tiếp người bán hoặc xin ý kiến của những người dân sống trong khu vực mà bạn định mua nhà.

Kiểm tra hồ sơ liên quan tới căn nhà

Mặc dù mua bán nhà có thế chấp tại ngân hàng, người mua nhà có thể yên tâm về pháp lý vì căn nhà đủ điều kiện mới có thể được ngân hàng đồng ý thế chấp.

Tuy nhiên, để cẩn thận và chắc chắn có một cuộc giao dịch mua bán an toàn, người mua cần yêu cầu người bán cung cấp đầy đủ những giấy tờ pháp lý liên quan tới căn nhà, giấy tờ chứng minh ngân hàng chấp thuận cho chủ đầu tư để được bán nhà vay vốn.

mua-nha-the-chap-ngan-hang-4-dieu-can-luu-y-de-tranh-tien-mat-tat-mang

Mua nhà thế chấp ngân hàng có nhiều rủi ro.

Người mua cần biết người đứng tên sổ đó, bao nhiêu người đồng sở hữu căn nhà. Nên nhớ càng nhiều người thì sau này càng dễ xảy ra tranh chấp. Ngoài ra, nếu cần thiết, người mua có thể tới các cơ quan chức năng để xác nhận sở hữu sổ đỏ.

Cẩn thận khi tiến hành hợp đồng mua bán

Việc tiến hành hợp đồng mua bán nhà thế chấp ngân hàng cần có một biên bản cam kết giữa 3 bên bao gồm người bán (bên thế chấp) - người mua - ngân hàng (bên nhận thế chấp) trong việc lập thỏa thuận liên quan đến những việc thanh toán tiền mua nhà giữa bên bán với bên mua và việc thanh toán khoản tiền nợ vay của bên bán với ngân hàng.

Văn bản này sẽ quy định quyền và nghĩa vụ hợp pháp của các bên. Do đó, để bảo vệ lợi ích và quyền lợi của mình, người mua cần phải đọc kỹ biên bản và các điều khoản có trong hợp đồng.

Nắm vững thủ tục khi mua nhà thế chấp ngân hàng

Để giảm rủi ro khi mua nhà đất thế chấp ngân hàng, người mua cần nắm các thủ tục cần thiết sau.

Bước 1: Ký cam kết giữa ba bên: bên bán, bên mua và ngân hàng. Cam kết này cần có chữ ký của ba bên và có công chứng chứng thực. Sau đó, người mua sẽ thanh toán cho ngân hàng một khoản tiền bằng tiền mua nhà đất vào tài khoản tại ngân hàng. Ngân hàng sẽ tiến hành thanh toán cả gốc lẫn lãi của khoản vay, và sau đó tiến hành giải chấp nhà đất đang thế chấp, đưa sổ và số tiền thừa (nếu có) cho bên bán.

Bước 2: Bên bán và bên mua công chứng, lập hợp đồng mua bán nhà đất. Hai bên cần mang đủ các giấy tờ như: chứng minh nhân dân (thẻ căn cước), sổ hộ khẩu, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy xác nhận tình trạng độc thân (có chứng nhận tại phường xã) hoặc giấy chứng nhận đăng ký kết hôn.

Bước 3: Nộp thuế cá nhân và các khoản thuế trước bạ tại chi cục thuế nơi có bất động sản.

Bước 4: Hoàn tất thủ tục sang tên tại Văn phòng đăng ký đất đai. Hồ sơ sang tên bao gồm: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bản gốc), hợp đồng mua bán có công chứng chứng thực, chứng minh nhân dân (thẻ căn cước), sổ hộ khẩu, tờ khai thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ, đơn đề nghị đăng kí biến động, đơn đề nghị cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

(Nguồn tổng hợp)