Mua bán đất nền là một kênh đầu tư hấp dẫn, mang lại nhiều lợi nhuận cao. Nhưng nó cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro và nguy cơ mất trắng khi chủ đầu tư không biết chọn mặt gửi vàng.

“Tuyệt Đối Tránh Xa” 4 loại đất nền sau khi đầu tư bất động sản

1. Đất nền bị chủ đầu tư đem đi cầm cố ngân hàng

Khi đất nền bị đem đi làm tài sản thế chấp ngân hàng thì người chủ vẫn có thể giao dịch mua bán nếu ngân hàng đồng ý. Nếu giao dịch diễn ra suôn sẻ thì cả ba bên đều có lợi.

Thứ nhất, chủ đất (người bán) có thể trả được nợ, ngân hàng có thể thu hồi nợ nhanh và người mua đất có thể yên tâm rằng đất mình mua không có vướng mắc về pháp lý và không nằm trong diện quy hoạch.

Tuy nhiên, đây vẫn là một trong những loại đất nền cần tránh đầu tư bởi người bán có thể lật lọng. Ngay cả khi ngân hàng đã trả sổ đỏ cho các bên để hoàn tất thủ tục mua bán, người mua vẫn có nguy cơ bị mất trắng nếu chủ đầu tư phá sản.

2. Đất nền với thông tin “ngân hàng thanh lý giá rẻ”

Nếu bạn muốn mua đất nền, cần phải cẩn thận với thông tin “ngân hàng thanh lý giá rẻ” mà bạn đọc trong tờ rơi dọc đường, dán cột điện hoặc bạn được tư vấn thông qua cò đất. Đây chỉ là chiêu thức dụ dỗ các khách hàng ham rẻ để mua đất của một số sàn môi giới nhỏ lẻ hoặc cò đất.

Những loại đất này có giá bán thấp hơn giá thị trường và ở vị trí heo hút, có vấn đề về pháp lý, nằm trong diện quy hoạch hoặc đang dính tới tranh chấp.

Nên nhớ rằng, nếu ngân hàng thanh lý tài sản, thông tin sẽ thường được đăng tải trên website hoặc các phương tiện truyền thông.

3.  Đất nền dự án “ma”

Dự án “ma” hay đất nền ảo là loại đất nền không có thật, không hề tồn tại về mặt pháp lý do cò đất hoặc chủ đầu tư “vẽ” ra để lừa khách hàng ham rẻ, lợi nhuận cao.

Có nhiều trường hợp, người môi giới dẫn người mua đi xem đất ở một nơi khác với thông tin trước đó để lợi dụng lòng tin và chiếm đoạt tài sản.

Do đó, để tránh mua phải dự án “ma”, tiền mất tật mang, người mua cần phải thận trọng trước khi làm giao dịch mua bán. Khách hàng cần phải xem giấy tờ, hồ sơ pháp lý, nắm được địa chỉ, vị trí khu đất, số thửa, tờ bản đồ, đối chiếu thông tin bằng cách hỏi người dân địa phương và UBND xã nơi có đất dự án để chắc chắn dự án đó có thực và đủ cơ sở pháp lý.

4. Đất nền phân lô chưa được cấp phép

Trong trường hợp đất nền chưa được phép phân lô, người mua sẽ khó bán ra, gặp nhiều rủi ro do vốn bị mắc kẹt. Nếu mua đất để ở thì cũng không được cấp sổ đỏ.

Do đó, người mua khi đầu tư vào đất nền cần phải kiểm tra hết những hồ sơ pháp lý để đảm bảo quyền lợi cho bản thân và tránh mua phải đất thuộc diện quy hoạch giải tỏa.

Cách tốt nhất là đầu tư vào đất nước đã có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để có thể được đền bù khi xảy ra tranh chấp.