Việc bên cho thuê đơn phương chấp dứt thực hiện hợp đồng trong thời hạn thuê đã thoả thuận trong hợp đồng là vi phạm hợp đồng và phải bồi thường cho người đi thuê. Tuy nhiên, có một số trường hợp bên cho thuê có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng.

khi-nao-ben-cho-thue-nha-duoc-don-phuong-cham-dut-hop-dong-ma-khong-can-boi-thuong

7 trường hợp bên cho thuê được chấm dứt hợp đồng thuê nhà

Hợp đồng thuê nhà là hợp đồng pháp lý ràng buộc giữa bên cho thuê và bên thuê nhà nhằm đảm bảo các bên thực hiện trách nhiệm và bảo vệ quyền lợi của mình khi tham gia giao dịch bất động sản. Bên cho thuê không được phép tự ý huỷ hợp đồng. Nếu không, sẽ phải bồi thường do gây thiệt hại cho người đi thuê.

Tuy nhiên, theo Khoản 2 Điều 132 Luật Nhà ở 2014, bên cho thuê nhà sẽ có thể đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà và thu hồi nhà ở đang cho thuê trong những trường hợp sau đây.

Trường hợp 1: Cho thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước, nhà ở xã hội mà đối tượng đi thuê không đủ điều kiện được thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước, nhà ở xã hội theo quy định của Pháp luật. Đối tượng có nhu cầu thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước, nhà ở xã hội thì phải đảm bảo tuân thủ các quy định về điều kiện cho thuê và đối tượng được phép cho thuê. Nếu người đi thuê không thuộc các đối tượng và không đáp ứng đủ điều kiện được phép thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước, nhà ở xã hội thì bên cho thuê có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không cần bồi thường cho bên đi thuê.

Trường hợp 2: Bên đi thuê không trả tiền nhà từ 3 tháng trở lên mà không có lý do chính đáng, bên cho thuê có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng để bảo vệ quyền lợi của mình. Bên cho thuê không cần phải bồi thường thiệt hại cho bên đi thuê trong trường hợp này do trách nhiệm của người thuê là phải trả tiền thuê nhà đúng thời hạn.

Trường hợp 3: Bên đi thuê nhà sử dụng nhà không đúng mục đích như trong hợp đồng cho thuê nhà, để xảy ra tranh chấp với bên cho thuê. Trong trường hợp này, do hành vi của bên đi thuê nhà là vi phạm nghiêm trọng thoả thuận trong hợp đồng, bên cho thuê có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không cần bồi thường.

Trường hợp 4: Nếu trong hợp đồng không cho phép việc sửa chữa mà bên thuê tự ý cơi nới, đục phá, phá dỡ, cải tạo nhà đang thuê, phá hoạt đến hình dạng, cấu trúc ban đầu của ngôi nhà, bên cho thuê có thể chấm dứt hợp đồng để bảo vệ tài sản của mình.

Trường hợp 5: Bên thuê tự ý cho mượn, chuyển đổi, cho thuê lại nhà ở đang thuê mà không có sự đồng ý của bên cho thuê. Đây là vi phạm về nguyên tắc thực hiện hợp đồng, do đó bên cho thuê có thể chấm dứt hợp đồng.

Trường hợp 6: Bên thuê làm mất trật tự, vệ sinh môi trường, ảnh hưởng đến sinh hoạt những người xung quanh, nhiều lần bị nhắc nhở bởi trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố, bản, ấp, làng, phum. Điều đó có nghĩa bên thuê nhà đã vi phạm lợi ích cộng đồng.  Để ngăn chặn những hậu quả khó lường, bên cho thuê có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng.

Trường hợp 7: Bên cho thuê có quyền điều chỉnh giá thuê nhà ở. Trong trường hợp, hai bên không nhất trí với giá thuê nhà ở mới thì bên cho thuê có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng. Tuy nhiên, trong trường hợp này, bên cho thuê phải bồi thường thiệt hại cho người đi thuê theo quy định của Pháp luật.