Việc thuê đất, thuê nhà vì mục đích kinh doanh ẩn chứa nhiều rủi ro. Những người kinh doanh nhỏ lẻ phải trực tiếp thực hiện công việc tìm địa điểm và bàn hợp đồng cần biết những lưu ý sau để có thể bảo vệ mình và doanh nghiệp của mình.

 7-diem-can-luu-y-khi-ban-hop-dong-thue-mat-bang-kinh-doanh

1. Tham khảo ý kiến của luật sư về toàn bộ hợp động

Hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh cần ghi các quy định, thỏa thuận và quyền lợi giữa hai bên. Việc soạn thảo một bản hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh giờ trở nên đơn giản hơn rất nhiều khi các tổ chức, cá nhân có thể thông qua một công ty môi giới bất động sản để tìm kiếm địa điểm và tư vấn về các điều khoản trong hợp đồng dựa vào kinh nghiệm trong nghề. Tuy nhiên, sau khi hợp đồng được làm xong, bạn nên nhờ một luật sư kiểm tra lại toàn bộ để tránh những vấn đề có thể xảy ra trong tương lai.

2. Giá tính trên mét vuông

Trong nhiều hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh, giá thuê nền chung được tính theo mỗi mét vuông. Tuy nhiên, mức giá này có thể gây nhầm lẫn vì đôi khi nó gồm cả những khoảng trống không sử dụng được như thang máy hay hàng lang. Do vậy, bạn cần quan tâm tới giá trị sử dụng và bố trí không gian trong văn phòng kinh doanh vì nó tạo ra hiệu quả cao cho doanh nghiệp.

3. Thời hạn thuê

Các chủ doanh nghiệp không muốn thuê địa điểm kinh doanh trong thời gian ngắn để tránh phải trả số tiền lớn cho không gian không còn sử dụng khi doanh nghiệp không thành công. Tuy nhiên, trong thời điểm thị trường bất động sản căng thẳng, nhiều chủ đất sẽ không cho thuê địa điểm với thời hạn ngắn hơn ba năm.

4. Tu sửa mặt bằng thuê

Nhiều chủ đất đòi hỏi công ty chủ quản hoặc những người kinh doanh nhỏ lẻ phải xin phép tu sửa và trình bày kế hoạch cụ thể trước khi ký hợp đồng thuê.

5. Những điều khoản cần ghi trong hợp đồng

Bên cạnh số tiền thuê và thời hạn thuê, trong hợp đồng cần ghi rõ những quyền lợi mà doanh nghiệp được hưởng. Cụ thể, các chi phí có thể giảm thiểu như tiền điện, một phần trăm tiền bảo dưỡng khu vực chung khi một số chủ nhà đồng ý trả.

Trong trường hợp, công ty quản lý hay doanh nghiệp nhỏ lẻ phải tự trả tiền thuế tài sản, bảo hiểm và bảo dưỡng thì tiền thuê mặt bằng sẽ thấp hơn.

Bên cạnh đó, chủ doanh nghiệp khi ký hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh cần quan tâm đến các điều khoản không liên quan đến tiền nong như yêu cầu phải tắt đèn, quạt, điều hòa nhiệt độ sau giờ làm việc. Những điều khoản này sẽ gây khó khăn khi bạn muốn làm việc ngoài giờ.

6. Cho thuê lại và các quyền sử dụng được cho phép

Khi các chủ doanh nghiệp có quyết định dời đi hay chỉ sử dụng một phần không gian đã thuê, họ muốn cho doanh nghiệp khác thuê lại cần có sự cho phép của chủ nhà. Và quyền sử dụng này cần ghi rõ trong hợp đồng để tránh tranh chấp xảy ra.

7. Các chi phí đề phòng lạm phát

Nhiều chủ nhà đất cho thuê mặt bằng kinh doanh cố tình tính chi phí điều hành cao hơn chi phí thực 10 đến 15% để hưởng lợi. Do đó, các doanh nghiệp cần phải quan tâm tới chi phí đề phòng lạm phát để đề phòng rủi ro xảy ra.

(Nguồn tổng hợp)