Đất dịch vụ là dạng đất được Nhà nước đền bù cho người dân thuộc diện thu hồi đất nông nghiệp. Mặc dù đất dịch vụ có thể mua bán, chuyển nhượng, tặng, thừa kế hoặc thế chấp nhưng có nhiều rủi ro.

co-nen-mua-dat-dich-vu-kinh-nghiem-mua-dat-dich-vu-de-han-che-rui-ro

Đất dịch vụ hay còn gọi là đất thương mại là loại đất được Nhà nước đền bù sau khi đã thu hồi đất nông nghiệp của người dân để xây dựng các dự án. Diện tích đất dịch vụ thường rơi vào khoảng 40 – 50m2 và có vị trí đẹp, nằm trong hoặc ngay liền kề khu đô thị hoặc dự án khu đô thị mới nào đó với điều kiện hạ tầng khu vực minh bạch.

Theo quy định pháp luật, đất dịch vụ có thể được cấp sổ đỏ sau khi chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở và có thể được mua bán, chuyển nhượng, tặng, thừa kế hoặc thế chấp bởi công dân được Nhà nước đền bù mảnh đất đó. Để được thực hiện giao địch mua bán, đất dịch vụ cần phải đảm bảo những điều kiện sau:

  • Chủ sở hữu có Giấy chứng nhận do Nhà nước cấp
  • Mảnh đất không có tranh chấp
  • Đất không bị toà án kê biên
  • Đất đang thời hạn sử dụng mà Nhà nước cấp quyền cho chủ sở hữu

Có nên mua đất dịch vụ?

Đất dịch vụ là loại hình bất động sản mới xuất hiện gần đây và hấp dẫn không ít nhà đầu tư. Đó là bởi đất dịch vụ có giá rẻ, chỉ bằng một nửa so với các mảnh đất cùng vị trí.

Bên cạnh đó, đất dịch vụ nằm ở vị trí thuận lợi cho việc kinh doanh, làm nhiệm vụ. Diện tích đất dịch vụ vừa đủ, có thể sử dụng vào nhiều mục đích, có thể kết hợp ở và kinh doanh.

Một số kinh nghiệm khi mua bán đất dịch vụ

1.    Cân nhắc các rủi ro

Các loại đất siêu lợi nhuận như đất dịch vụ có tỷ lệ rủi ro rất cao. Do đó trước khi đầu tư vào lĩnh vực bật động sản nào, bạn cần phải cân nhắc những rủi ro của chúng. Cụ thể, nếu việc giao dịch mua bán, sang nhượng đất dịch vụ không theo khung pháp lý và quy định của pháp luật thì rất dễ phát sinh tranh chấp về quyền sử dụng đất. Đồng thời, do Nhà nước vẫn đang hoàn thiện các quy định pháp lý và chuyển nhượng loại đất này nên nhà đầu tư khó có thể bảo đảm quyền lợi của mình.

Ngoài ra, đất dịch vụ là đất không có sổ đỏ, đòi hỏi chủ sở hữu đất phải chuyển đổi mục đích sử dụng đất và làm thủ tục xin cấp sổ đỏ. Với những mảnh đất không có sổ đỏ, việc giao dịch mua bán cần phải thực hiện minh bạc để hạn chế rủi ro.

Một số dự án đất dịch vụ đòi hỏi nhà đầu tư phải đợi chủ thầu hoặc địa phương hoàn thiện hạ tầng mới được giao đất.

2.    Xem xét việc đặt cọc khi đất đang trong quá trình chờ sổ đỏ

Bạn không nên tiến hành đặt cọc khi đất đang trong quá trình chờ sổ đỏ hoặc các loại đất có giá trị tương đương. Chỉ khi đảm bảo đất đủ pháp lý mới có thể giao tiền đặt cọc.

Ngoài ra, nhà đầu tư cần chắc chắn rằng mình đang thực hiện giao dịch với chủ sở hữu mảnh đất, thay vì những người được uỷ quyền.

3.    Thủ tục mua bán đất dịch vụ hiện nay

Để mua bán đất dịch vụ, các bên cần chuẩn bị hồ sơ gồm:

  • Hợp đồng chuyển nhượng đã được công chứng theo đúng quy định.
  • Bản gốc Giấy chứng nhận hoặc tương đương liên quan đến quyền sử dụng mảnh đất.
  • Bản sao một số giấy tờ chứng minh nhân thân của các bên tham gia giao dịch.

(Tổng hợp bởi odt.vn)