Tình trạng sổ đỏ và sổ hồng giả xuất hiện ngày càng nhiều. Người mua cần phải biết cách phân biệt sổ giả và sổ thật để tránh rủi ro trước khi giao dịch mua bán nhà đất.

cach-kiem-tra-tinh-chinh-xac-cua-so-do-de-tranh-tien-mat-tat-mang

Sổ đỏ hay còn gọi là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là cuốn sổ gồm 1 tờ 4 trang được Bộ Tài nguyên và Môi trường phát hành theo một mẫu thống nhất, được áp dụng trên phạm vi cả nước và với mọi loại đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Các trang của sổ đỏ được in nền hoa văn trống đồng màu hồng cánh sen, trang bổ sung được in trên nền trắng.

Kiểm tra mã vạch của sổ đỏ

Để kiểm tra sổ đỏ thật hay giả, bạn cần xem số seri hay mã vạch in tại cuối trang thứ 4. Mã vạch này được viết dưới dạng MV = MX.MN.ST.

Trong đó, MX là mã xã (phường); MN là mã năm; ST là số thứ tự lưu trữ của hồ sơ thủ tục đăng ký đất đai.

Kiểm tra sổ đỏ tại cơ quan có thẩm quyền

Cơ quan có thẩm quyền có thể giúp bạn kiểm tra tính chính xác của sổ đỏ là Văn phòng đăng ký đất đai tại địa phương. Dựa vào thông tin thửa đất, mã vạch của sổ,…cơ quan này sẽ cho bạn biết được sổ thật hay sổ giả.

Chú ý những thông tin quan trọng trong sổ đỏ

Khi kiểm tra sổ đỏ nhà đất, người mua cần lưu ý những nội dung thông tin để tránh rủi ro không đáng có.

  • Thông tin chủ sử dụng đất, sở hữu đất. Có thể là cá nhân, hộ gia đình hoặc tổ chức sử dụng đất. Trong trường hợp đất thuộc quyền sử dụng của nhiều người, sổ đỏ sẽ ghi tên từng người. Khi tham gia giao dịch mua bán, chủ sử dụng phải trực tiếp tham gia. Nếu không thể, chủ sử dụng phải có giấy ủy quyền hợp pháp cho người khác.
  • Thông tin nhà đất như vị trí, số thửa, số tờ bản đồ được ghi theo số hiệu của thửa đất trên bản đồ chính… Bạn cần phải xem kỹ địa chỉ thửa đất gồm tên khu vực, số nhà, tên đường (nếu có), tên đơn vị hành chính cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh… nơi có thửa đất.
  • Diện tích nhà đất. Trong sổ đỏ, diện tích thửa đất được làm tròn đến một chữ số thập phân.
  • Hình thức sử dụng đất chung và riêng. Đất sử dụng chung là loại đất thuộc quyền sử dụng của nhiều người còn đất sử dụng riêng là loại đất thuộc quyền sử dụng của chỉ một người duy nhất. Ngoài ra, bạn cần lưu ý mục đích sử dụng đất ghi trong sổ địa chính như đất phi nông nghiệp (đất ở nông thôn, đất ở đô thị…), đất nông nghiệp…
  • Thời hạn sử dụng đất. Nếu thời hạn sử dụng đất là lâu dài thì trong sổ đỏ sẽ ghi: “Lâu dài”. Nếu đất có thời hạn, trong sổ đỏ bạn sẽ tìm thấy dòng chữ: “Thời hạn sử dụng đất đến ngày …/…/… (ghi ngày tháng năm hết hạn sử dụng)”. Trường hợp đất ở có ao, vườn thì thời hạn sử dụng đất được ghi bên cạnh mục đích sử dụng đất.
  • Nguồn gốc khu nhà đất. Người mua cần chú ý tới nội dung thông tin này để bảo vệ quyền lợi của mình, nhất là khi Nhà nước thu hồi đất. Ví dụ, đất thuê và có trả tiền thuê hàng năm sẽ không được Nhà nước bồi thường về đất khi bị thu hồi.

(Nguồn tổng hợp)