Trong giao dịch mua bán nhà đất, đặt cọc là một việc làm phổ biến để đảm bảo hợp đồng mua bán nhà đất chắc chắn sẽ được thực hiện sau đó. Tuy nhiên, để hạn chế rủi ro, người mua cần đặc biệt quan tâm đến 6 lưu ý về đặt cọc dưới đây.

6 lưu ý về đặt cọc mua nhà để hạn chế rủi ro

Đặt cọc là gì?

Khoản 1, Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 nêu: Đặt cọc là việc một bên (bên đặt cọc) giao cho bên kia (bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

Như vậy, có thể hiểu rằng: Đặt cọc trong mua bán nhà đất là hành động bên mua/dự định mua sẽ chuyển tài sản đặt cọc (thường là tiền) cho bên bán (bên có quyền sử dụng đất hoặc nhà ở) để đảm bảo chắc chắn sẽ ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán sau đó.

Nên đặt cọc bao nhiêu tiền?

Pháp luật hiện hành không quy định giao dịch đặt cọc phải tối thiểu bao nhiêu thì hợp đồng mới có hiệu lực. Hai bên có thể tự cam kết và thỏa thuận với nhau, tuy nhiên, các chuyên gia đưa ra lời khuyên bên mua nên đặt cọc không quá 20% giá trị nhà để hạn chế rủi ro và đảm bảo quyền lợi cho cả 2 bên.

Mới đây, Hiệp hội bất động sản TP.HCM (HoREA) đã có kiến nghị bổ sung quy định về định mức tiền đặt cọc khi ký hợp đồng mua bán, cụ thể không nên quá 50 triệu đồng.

https://odt.vn/nha-dat-ban

6 lưu ý về đặt cọc khi mua nhà để hạn chế rủi ro

Thứ nhất, kiểm tra và đối chiếu các thông tin của chủ nhà được ghi trên sổ đỏ/sổ hồng với sổ hộ khẩu, thẻ căn cước công dân/CMND xem có trùng khớp hay không.

Xin photo sổ đỏ/sổ hồng và các giấy tờ pháp lý của chủ nhà để kiểm tra tại chính quyền địa phương sở tại, từ đó xác định chính xác chủ nhà đó có phải là chính chủ hay không.

Thứ hai, kiểm tra tại UBND quận/huyện nơi bất động sản tọa lạc hoặc tại Phòng Quản lý đô thị xem nhà/đất có thuộc diện bị quy hoạch hay không

Thứ ba, mang giấy photo sổ đỏ/sổ hồng đến Văn phòng Công chứng để kiểm tra bất động sản có bị ngăn chặn giao dịch mua bán hay không. Một số bất động sản đang thế chấp ngân hàng, thuộc diện kê biên thi hành án hoặc đang tranh cấp sẽ bị ngăn chặn thực hiện ký hợp đồng mua bán công chứng.

Thứ tư, kiểm tra các thông tin ghi trên hợp đồng đặt cọc như: thông tin nhân thân, địa chỉ nhà, địa chỉ bất động sản thực hiện mua/bán (số tờ, số thửa đất, bản đồ vị trí), giá mua, điều khoản thanh toán, điều khoản chịu thuế/lệ phí, thời gian bàn giao nhà…

Thứ năm, khi ký hợp đồng đặt cọc phải có đủ vợ và chồng/chủ sở hữu hợp pháp của tài sản.

Thứ sáu, phải có biên bản xác nhận giao nhận tiền/tài sản đặt cọc hoặc ủy nhiệm chi của ngân hàng sau khi bên mua đã giao tiền đặt cọc cho bên bán.

(Nguồn Tổng hợp)