Dưới đây là những sai lầm phổ biến khiến người mua nhà vuột mất cơ hội sở hữu một ngôi nhà có đầy đủ pháp lý và đạt 10/10 tiêu chí mình đề ra.

4-sai-lam-pho-bien-nguoi-mua-nha-thuong-mac-phai

1.    Tìm kiếm ngôi nhà đạt 10/10 tiêu chí mình đề ra bằng mọi giá

Anh Thành thuê một ngôi nhà để ở trong thời gian tìm kiếm nhà cho riêng mình. Tuy nhiên, sau 3 năm, anh Thành vẫn không tìm được ngôi nhà ưng ý, đạt 10/10 tiêu chí anh đề ra với giá cả hợp lý.

Cuối cùng, chủ nhà mà anh Thành thuê đột ngột thông báo bán nhà và cho anh Thành một tháng để tìm kiếm chỗ ở mới. Lúc này, anh Thành không thể tìm được nhà mới trong thời gian gấp như vậy nên phải chấp nhận thuê phòng trọ khác. Lúc này, anh Thành mới thấy tiếc những ngôi nhà mà mình đã bỏ qua trước đó.

Tâm lý của người mua luôn muốn lựa chọn thật kỹ càng. Tuy nhiên, thị trường bất động sản luôn biến động, giá trị bất động sản không ngừng tăng lên, sẽ rất khó để người mua tìm kiếm được một ngôi nhà đạt 10/10 tiêu chí đặt ra. Khi nhà tăng giá hoặc đã bị người khác mua mất, người mua sẽ lỡ mất cơ hội sở hữu một căn nhà tốt.

2.    Mua nhà với tâm lý “chậm mà chắc”

Tìm hiểu kỹ về pháp lý trước khi mua nhà rất quan trọng nhưng cứ mãi đắn đo, suy nghĩ, người mua có thể lỡ mất cơ hội sở hữu một ngôi nhà ưng ý.

Một giải pháp có thể giúp người mua nhà đất có thể tiết kiệm thời gian kiểm tra tính pháp lý là tiến hành kiểm tra nhanh trên giấy chứng nhận và kiểm tra trực tuyến. Sau khi xác định nhà đầy đủ pháp lý, bạn có thể tiến hành bước đặt cọc với người bán. Hợp đồng đặt cọc nên ghi rõ những điều khoản liên quan đến việc kiểm tra thông tin quy hoạch hoặc đề nghị người bán hợp tác cùng xin chứng chỉ quy hoạch. Nếu như kiểm tra không đúng như thoả thuận, người mua có thể huỷ giao dịch và buộc người bán trả lại tiền đặt cọc.

3.    Không xem đến căn nhà thứ 10

Nhiều người muốn mua nhà nhanh chóng nên thường chốt giao dịch ở ngôi nhà thứ hai, thứ ba mà không xem đến 10 căn nhà. Đây là một sai lầm phổ biến của người mua.

Thực tế, càng xem nhiều ngôi nhà, bạn càng có thể lựa chọn và đưa ra quyết định đúng đắn sau khi đã so sánh chất lượng và giá cả của các ngôi nhà. Ngoài ra, người mua nhà để ở nên xem nhà nhiều hơn người mua nhà để đầu tư do nhà để ở là nơi sinh sống lâu dài.

4.    Thương lượng để giảm giá vào phút chót

Ở bước ký hợp đồng mua bán, nhiều người mua kỳ vọng có thể thương lượng để người bán giảm giá thêm. Tuy nhiên, khả năng người bán xuống nước và giảm giá cho người mua ở bước cuối cùng này là rất thấp. Rất nhiều giao dịch mua bán thất bại chỉ vì những bất đồng giữa người bán và người mua.

(Tổng hợp bởi odt.vn)