Do quỹ đất tại vùng trung tâm ngày càng khan hiếm, các nhà đầu tư đã dịch chuyển dòng tiền sang đất nền tỉnh lẻ. Tuy nhiên, hiện tượng “sốt đất ảo” tại hàng loạt địa phương đã khiến nhiều nhà đầu tư bị chôn vốn.

3-luu-y-khi-dau-tu-dat-nen-tinh-le-de-tranh-mat-trang

Không nên chạy theo cơn sốt đất

Tại các thành phố lớn, quỹ đất ngày càng hạn hẹp, giá bất động sản không ngừng tăng cao, khiến các nhà đầu tư thứ cấp, đầu cơ, và các nhà phát triển bất động sản đã dịch chuyển dòng vốn sang các thị trường mới hấp dẫn về giá cả, ưu đãi đầu tư và đặc biệt đang có tiềm năng phát triển mạnh vào hệ thống hạ tầng.

Nhiều nhà đầu tư theo tâm lý đám đông mua gom đất, chờ giá đất lên cao để bán lại, tạo lên “cơn sốt đất ảo”. Việc giá đất tăng cao bất thường trong thời gian ngắn tạo ra nhiều rủi ro khi đầu tư trong giai đoạn này.

Do đó, các chuyên gia khuyên rằng nhà đầu tư cần phải cẩn trọng, tìm hiểu kỹ thông tin trước khi quyết định xuống tiền.

Tìm hiểu thị trường

Nhu cầu của thị trường bất động sản phụ thuộc vào mức độ phát triển, kinh tế và tiềm năng của từng vùng, từng tỉnh trong từng giai đoạn và từng thời kỳ. Do đó, trước khi xuống tiền, nhà đầu tư cần phải tính toán, nghiên cứu kỹ lưỡng thị trường bất động sản, tiềm năng, lợi thế của thị trường đó để tránh việc lãng phí tài nguyên, chịu rủi ro. Cụ thể, nhà đầu tư cần tìm hiểu những yếu tố sau:

  • Thực trạng đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế, kỹ thuật, xã hội, dịch vụ của khu vực.
  • Thông tin quy hoạch, kế hoạch phát triển, kinh tế theo chủ trương của địa phương.
  • Khả năng triển khai thực hiện dự án.
  • Định giá trị bất động sản mình định đầu tư.
  • Đánh giá nhu cầu thực sự của thị trường, xác định xem khách hàng mua đất có nhu cầu ở thực hay nhà đầu tư ngắn hạn.

Việc tìm hiểu kỹ thị trường, đánh giá đúng nhu cầu thực sự của khách hàng đang mua đất nền sẽ giúp bạn tránh được rủi ro về “sốt đất ảo”, rủi ro “chôn vốn”.

Tìm hiểu năng lực của chủ đầu tư

Chỉ nên đầu tư vào những dự án của chủ đầu tư uy tín, có năng lực về tài chính, kinh nghiệm phát triển dự án. Có bốn cách tìm hiểu uy tín của chủ đầu tư gồm:

  • Tra cứu tiểu sử của chủ đầu tư, năng lực tài chính thông qua báo cáo tài chính năm gần nhất, khảo sát người dân sống tại khu vực về mức hài lòng với sản phẩm và dịch vụ mà chủ đầu tư đó đang cung cấp.
  • Đánh giá các đơn vị phân phối mà chủ đầu tư từng hợp tác.
  • Đánh giá chất lượng thông tin dự án mà chủ đầu tư đang cung cấp. Thông tin dự án cần minh bạch, rõ ràng, cụ thể.