Xây nhà tạm có phải xin giấy phép không? Hồ sơ, và thủ tục như thế nào? Việc xây nhà tạm cần tuân thủ những quy định gì. Hãy cùng bất động sản ODT tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
1. Xây nhà tạm là gì?
Nhà xây dựng tạm là những công trình nhà ở riêng lẻ nằm trong khu vực phân khu quy hoạch xây dựng của Nhà nước được sử dụng trong thời hạn nhất định, được Nhà nước chấp thuận để xây dựng.
Theo Khoản 3, Điều 62 Bộ Xây dựng "Việc xây dựng công trình, nhà ở riêng lẻ trong vùng đã có quy hoạch xây dựng được duyệt và công bố nhưng chưa thực hiện thì chỉ được cấp giấy phép xây dựng tạm có thời hạn theo thời hạn thực hiện quy hoạch."
Do tính chất xây tạm và ở tạm nên những công trình này không được đầu tư về mặt nguyên vật liệu hay thi công thiết kế xây dựng. Thông thường, những ngôi nhà ở tạm thường được xây nên từ gỗ, tre, vẩu. Mái được lợp bằng lá hoặc rạ, giúp cản trở việc hấp thụ nhiệt vào mùa hè, do đó khiến ngôi nhà mát mẻ hơn. Những vật liệu trên thường không đảm bảo về mặt an toàn, chất lượng, dễ hỏng và cháy.
Việc xây nhà tạm cần đảm bảo các quy định, điều kiện và thủ tục của pháp luật. Nếu tự ý xây dựng, sẽ bị cơ quan Nhà nước tiến hành xử lý, yêu cầu phá dỡ.
2. Xây nhà tạm có phải xin giấy phép không?
Việc xây nhà tạm hiện nay đang trở nên ngày càng phổ biến. Tuy nhiên, nhiều người không hiểu về các quy định của pháp luật nên tự ý xây dựng, và buộc phải tháo dỡ, đồng thời chịu các hình thức xử phạt theo pháp luật. Do đó, việc xây nhà tạm cần phải lập hồ sơ và xin cấp giấy phép xây dựng.
2.1. Hồ sơ xin giấy phép xây nhà tạm
Theo Điều 93 Luật Xây dựng 2014 và Điều 13 Thông tư 15/2016/TT-BXD về việc cấp giấy phép xây dựng, hồ sơ xin giấy phép xây nhà tạm hợp pháp và đầy đủ bao gồm các loại giấy tờ sau:
- Đơn xin đề nghị cấp giấy phép xây dựng nhà thời hạn
- Bản sao có công chứng hoặc xác thực giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định pháp luật
- Hồ sơ bản vẽ thiết kế xây dựng 2 bản
Hồ sơ bản vẽ thiết kế xây dựng gồm các giấy tờ sau
- Bản vẽ vị trí lô đất xây dựng, mặt bằng ranh giới lô đất theo tỷ lệ 1/50 - 1/500 có kèm theo sơ đồ vị trí công trình
- Bản vẽ mặt bằng của các tầng nếu có, gồm mặt đứng, mặt chính cắt, với tỷ lệ yêu cầu 1/50 - 1/200
- Bản vẽ mặt bằng móng có tỷ lệ 1/100 - 1/200, mặt cắt móng với tỷ lệ 1/50. Và sơ đồ đấu nối hệ thống thoát nước mua, xử lý nước thải, cung cấp điện, tỷ lệ 1/50 - 1/200.
- Giấy đăng ký kinh doanh, chứng chỉ hành nghề của chủ thiết kế (bản sao). Bản kê khai năng lực và nhiệm vụ của đơn vị tư vấn thi công
2.2. Thủ tục xin giấy phép xây dựng nhà tạm
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ.
Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng Uỷ ban nhân dân quận - huyện.
Bước 3: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng Uỷ ban nhân dân quận - huyện.
Thời gian nộp hồ sơ và trả kết quả trong giờ hành chính từ thứ hai đến thứ sau và sáng thứ bảy hàng tuần. Thời hạn giải quyết là 15 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
Lệ phí cấp giấy phép xây dựng nhà tạm là 50.000 đồng/giấy phép.
3. Quy định xây nhà tạm để được xin cấp giấy phép xây dựng
- Nhà tạm phải nằm trong khu vực phân khu được vạch ra theo quy định của Nhà nước. Tuy đã có văn bản nhưng chưa tiến hành thu hồi đất và xây dựng của các cơ quan chức năng.
- Nhà tạm cần tuân thủ các quy định về quy mô công trình do UBND cấp tỉnh ban hành theo từng khu vực
- Chủ xây dựng và chủ đầu tư xây nhà tạm cần cam kết tự phá ỡ khi thời hạn sử dụng nhà tạm hết.
Ngoài ra, theo Khoản 1 Điều 93 của Bộ luật Xây dựng năm 2014, việc xây nhà tạm cần đáp ứng các điều kiện bổ sung như sau:
- Nhà tạm cần phù hợp với mục đích sử dụng đất theo quy hoạch và được Nhà nước phê duyệt
- Nhà tạm cần đảm bảo an toàn cho công trình Nội khu và các công trình xung quanh.
- Đảm bảo các yêu cầu về phòng cháy, chữa cháy, bảo vệ môi trường, an toàn hạ tầng kỹ thuật và giao thông.
- Đảm bảo khoảng cách an toàn đến các công trình quan trọng khi xây dựng gần các di tích lịch sử, an ninh quốc phòng.
Bên cạnh đó, quy mô công trình, nhà ở khi được cấp phép xây dựng tạm không được quá 4 tầng lầu, không có tầng hầm hoặc tầng bán hầm. Chiều cao công trình không quá 15m, tính từ mặt đất lên bộ phận cao nhất của công trình (bao gồm cả tum thang)