Ngày nay, chúng ta có nhiều tiêu chỉ khác nhau để phân loại tường trong xây dựng. Chẳng hạn như dựa theo vật liệu, công năng, thiết kế nhưng liên quan đến kết cấu nhà là căn cứ vào khả năng chịu lực. Vậy tường chịu lực là gì? Cấu tạo như thế nào? Yêu cầu thiết kế và thi công là gì? Những vấn đề này sẽ được chúng tôi giải đáp trong bài viết ngày hôm nay.

1. Tường chịu lực là gì?

Tường chịu lực là gỉ? Cấu tạo, ưu và nhược điểm

Tường chịu lực là một bộ phận quan trọng, chịu trách nhiệm cho việc chịu tải trọng của chính nó và các bộ phận khác trong kết cấu công trình. Nguyên liệu chính sử dụng cho loại tường này thường là gạch bê tông, gạch đất sét nung hoặc những vật liệu có độ bền tương đương. Tường chịu lực gồm hai loại chính là tường chịu lực ngang và tường chịu lực dọc.

Độ dày tường tiêu chuẩn khoảng 220mm và bắt buộc phải có giằng móng. So với những loại khác thì tường chịu lực dày hơn khá nhiều. Đây là điều dễ hiểu vì nó cần đảm bảo an toàn khi gánh chịu trọng tải của căn nhà.

2. Cấu tạo tường chịu lực

Cấu tạo tường chịu lực

Cấu tạo tường chịu lực theo phương ngang sẽ khác theo phương dọc xuống hệ móng. Mỗi loại cũng có ưu và nhược điểm riêng. Chi tiết như sau

2.1. Tường chịu lực phương ngang

Khi bố trí tường chịu lực theo phương ngang thì chúng ta có kết cấu tường ngang chịu lực. Tường ngang chịu lực dùng chủ yếu ở những khu vực ngăn cách các phòng tại những ngôi nhà không đồng đều về chiều rộng của bước gian B < 4m. Tại đó, nó sẽ chịu toàn bộ sức nặng từ những bộ phận khác truyền xuống rồi sau đó đưa đến kết cấu móng.

Ưu điểm:

  • Chịu tải trọng tốt nhưng kết cấu đơn giản
  • Không sử dụng nhiều dầm và sàn gác
  • Cách âm tốt vì tường ngăn có độ dày lớn
  • Thiết kế cửa sổ linh hoạt giúp đón nhiều ánh sáng, gió tự nhiên và không gian thông thoáng hơn
  • Trường hợp nhà tường ngang mái dốc kết hợp dùng tường thu hồi làm kết cấu chịu lực thì thời gian thi công giảm đi đáng kể, tối thiểu hóa chi phí

Nhược điểm

  • Phương án bố trí không gian các phòng thiếu tính linh hoạt, diện tích bằng nhau. Vì vậy sẽ gây cảm giác nhàm chán, đơn điệu.
  • Chưa phát huy được khả năng chịu lực của tường dọc
  • Tường ngang chịu lực dày và nhiều, tốn vật liệu làm tường và móng, trọng lượng nhà lớn.

2.2. Tường chịu lực phương dọc

Đúng như tên gọi, kết cấu tường chịu lực này bố trí theo phương dọc của căn nhà. Giống với tường chịu lực phương ngang, nó cũng có những ưu và khuyết điểm sau:

Ưu điểm

  • Linh hoạt khi bố trí mặt bằng kiến trúc
  • Tận dụng được khả năng chịu lực của tường ngoài
  • tường ngang, nhỏ nên giảm diện tích xây dựng, không tốn nhiều vật liệu

Nhược điểm

  • Cách âm, cách nhiệt kém vì bề dày tưởng mỏng
  • Phương án bố trí cửa sổ bị hạn chế, ảnh hưởng đến khả năng lưu thông không khí và ánh sáng
  • Vì phải dùng kèo, bán kèo, dầm nghiêng nên không tận dụng được tường ngang làm tường thu hồi

2.3. Tường ngang kết hợp tường dọc chịu lực

Dù chọn tường chịu lực theo phương dọc hay ngang cũng đều có những điểm mạnh và điểm yếu riêng. Vậy kết hợp cả hai loại tường chịu lực này với nhau có được hay không? Câu trả lời là hoàn toàn có thể. Nó được biết dưới tên gọi là tường chịu lực kết hợp.

Sử dụng tường chịu lực kết hợp trong căn nhà giúp công năng công trình được bố trí linh hoạt hơn. Tổng thể bên ngoài trông cũng hài hòa, mềm mại hơn mà không mất đi khả năng tải trọng. Nơi đầu gió của các phòng sử dụng tường ngang để tạo sự thông thoáng. Còn nơi cuối gió sử dụng tường theo phương dọc để tăng khả năng chịu lực.

3. Yêu cầu của tầng chịu lực

Yêu cầu của tầng chịu lực

Để bảo đảm khả nâng đỡ cho toàn bộ căn nhà cũng như để bảo đảm an toàn trong quá trình xây dựng tường chịu lực phải tuân theo những yêu cầu khắt khe về vị trí, hướng xây, độ dày, chất liệu, số lượng.

Do phải tính toán thật chi tiết để đảm bảo khả năng nâng đỡ cho toàn ngôi nhà, vì vậy bạn có thắc mắc tường chịu lực xây được mấy tầng không? Trong vấn đề xây dựng thì bức tường được chia thành hai nhóm chính đó là: tường chịu lực đóng vai trò chịu tải trọng của ngôi nhà và tường chỉ chịu duy nhất tải trọng của nó.

3.1. Vị trí

Để xác định được vị trí xây tường chịu lực, trước tiên bạn cần xác định tường chịu lực đóng vai trò chịu tải duy nhất của nó hay chịu tải cho toàn bộ ngôi nhà. Bình thường, nếu kết cấu chịu lực duy nhất trong căn nhà là tường thì nên xây dựng bao quanh ngôi nhà. Bên cạnh đó, nó còn có hiệu quả chống ẩm, cách âm, cách nhiệt. Với những căn nhà cao tầng, các kiến trúc sư thường bố trí xen kẽ giữa các tầng.

3.2. Tường chịu lực ở các công trình cao tầng

Khác với nhà ở thấp tầng, tường chịu lực của công trình cao tầng càng lên cao thì độ dày càng giảm. Đặc biệt, một số vị trí không cần tường vì nó không bị chịu tải. Để đảm bảo an toàn cho ngôi nhà, các kiến trúc sư khuyến nghị không được xây tường chịu lực có chiều cao quá 5 tầng.

3.3. Độ dày và chất liệu của tường

  • Bề dày tối thiểu của tường là 200mm, giằng bê tông cốt thép cách khoảng 3m với số tầng < 5 tầng, B < 4m, L < 6m.
  • Bề dày tối thiểu của tường là 220mm, giằng bê tông cốt thép cách khoảng 2,7m với số tầng  > 5 tầng, B > 4m, L >
  • Chất liệu bằng gạch, đá, bê tông hoặc tương đương nhưng khả năng chịu nén không dưới 50kg/cm2.

Trên đây là toàn bộ những vấn đề xung quanh tường chịu lực. Hy vọng những thông tin mà bất động sản ODT chia sẻ đã giúp bạn có những kiến thức hữu ích để áp dụng ngay vào chính tổ ấm của mình. Hẹn gặp lại độc giả trong thời gian sớm nhất.