Tiểu cảnh không chỉ đem đến một không gian trong lành mà còn nâng cao tính thẩm mỹ cho căn nhà. Chính vì vậy, sở hữu một tiểu cảnh đẹp là nhu cầu của không ít người hiện nay. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn mọi người cách trang trí tiểu cảnh theo từng loại nhà, từng phong cách thiết kế và nguyên tắc khi xây dựng.

1. Trang trí tiểu cảnh theo loại nhà

1.1. Tiểu cảnh cho nhà mini

Trang trí tiểu cảnh cho nhà mini

Với nhà mini, tiểu cảnh thường chỉ bao gồm cây và nước. Nó được sử dụng như một món đồ nội thất, biến những góc chết trở thành điểm nhấn cho căn nhà. Trong đó, cây xanh phát huy việc điều hòa không khí, nước giúp dòng vượng khí luân chuyển dễ dàng hơn. Nếu kết hợp hài hòa với yếu tố phong thủy và bản mệnh nữa thì gia đình bạn luôn gặp những điều may mắn trong cuộc sống.

1.2. Tiểu cảnh cho nhà phố 

Trang trí tiểu cảnh cho nhà phố 

Một trong những yêu cầu của khách hàng đối với các kiến trúc sư khi thiết kế nhà phố hiện nay là phải có tiểu cảnh. Nguyên nhân cũng rất đơn giản, nó giúp ngôi nhà được nâng tầm lên một đẳng cấp mới. Trước là làm cho tổng thể hài hòa, sau là thanh lọc bầu không khí bị ô nhiễm bởi khói bụi, xăng xe của người đi đường.

1.3. Tiểu cảnh cho nhà ống

Trang trí tiểu cảnh cho nhà ống

Liên kết cuộc sống của con người với thiên nhiên vẫn luôn là ý tưởng thiết kế được ưu tiên. Với nhà ống, nếu biết cách tận dụng không gian thì tiểu cảnh sẽ không khác gì một thiên nhiên thu nhỏ. Có hai phương án để bạn lựa chọn là tiểu cảnh khô hoặc tiểu cảnh nước. Nhưng cần chú ý, cây xanh vẫn phải đóng vai trò chủ đạo.

1.4. Tiểu cảnh cho biệt thự

Trang trí tiểu cảnh cho biệt thự

Biệt thự thường có không gian rất rộng, đặc biệt là khoảng sân vườn lớn. Nếu không xây tiểu cảnh ở đây thì thật là có lỗi. Thậm chí, ngay cả lối đi, mảng tường, không gian nội thất bên trong cũng có thể là một phần của tiểu cảnh. Sự sang trọng, hào nhoáng của biệt thự kết hợp cùng vẻ đẹp tuyệt mỹ từ thiên nhiên hứa hẹn đem đến những trải nghiệm cuộc sống đích thực cho những ai ở đây.

2. Những phong cách trang trí tiểu cảnh

2.1. Phong cách châu Âu

Phong cách châu Âu

Nếu tiểu cảnh sân vườn truyền thống bị chi phối nhiều bởi các yếu tố tự nhiên thì phong cách châu âu hướng đến sức sáng tạo vô tận của con người. Tất cả các thành phần của tiểu cảnh như tượng, ghế đá, bồn hoa… đều được chăm sóc tỉ mỉ. Trường hợp vẫn còn dư dả diện tích thì bố trí đài phun nước làm điểm nhấn. Phong cách này

2.2. Phong cách Trung Hoa

Phong cách Trung Hoa

Lựa chọn phong cách Trung Hoa, tiểu cảnh sân vườn của bạn sẽ là sự kết hợp giữa thiên nhiên với kiến trúc cổ xưa. Đương nhiên, cây cối, hoa cỏ, hồ nước… yếu tố cơ bản, bắt buộc phải có. Tùy theo từng mùa, từng khoảng thời gian trong năm mà gia chủ có thể thay đổi cho phù hợp. Nhờ sự tương đồng về mặt địa lý cũng như văn hóa, phong cách này khá được ưa chuộng ở Việt Nam

2.3. Phong cách Nhật Bản

Phong cách Nhật Bản

Trang trí theo phong cách Nhật Bản, tiểu cảnh tạo ra một không gian bình yên. Các yếu tố chính tạo nên tiểu cảnh phong cách này là tre, đá, nước, cát... Nếu có điều kiện về kinh tế thì gia chủ nên bố trí thêm một hòn non bộ. Còn không, hãy cố gắng kết hợp những gì mình có để dựng nên một khung cảnh thiên nhiên đẹp đẽ ngay trong nhà.

2.4. Phong cách làng quê Việt

Phong cách làng quê Việt

Cuộc sống ngày một hiện đại, nhịp sống nhanh khiến nhiều người muốn tìm về chốn yên ả, thanh bình. Tiểu cảnh trang trí phong cách làng quê Việt sẽ đáp ứng nhu cầu này. Yếu tố thường thấy trong tiểu cảnh này là sỏi, đá, gạch, tre… Nhờ vậy mà ngôi nhà có thêm một không gian gần gũi hòa hợp với thiên nhiên.  Chắc chắn đây sẽ là xu hướng trang trí tiểu cảnh thịnh hành trong tương lai.

3. Trang trí tiểu cảnh bằng các vật liệu phổ biến

3.1. Trang trí bằng sỏi đá

Trang trí bằng sỏi đá

Vật liệu tưởng chừng nhưng đơn giản, không có gì nổi bật này lại có thể biến tiểu cảnh trở nên tinh khiết, tươi mát và tỏa sáng hơn. Sự đa dạng của sỏi đá còn mang đến sự đa dạng trong phương án trang trí tiểu cảnh. Chẳng hạn như đá vân mây để quây hồ nước, đá bước dặm trang trí lối đi, sỏi đen để lát nền, đá trắng xếp quanh chân của chậu cây…

3.2. Trang trí bằng chậu hoa

Trang trí bằng chậu hoa

Tiểu cảnh không thể đẹp nếu thiếu màu sắc sặc sỡ từ các loại hoa. Gia chủ có thể trang trí chúng dọc theo hàng rào hoặc các bờ tường. Ngoài ra, kết hợp với việc trồng rau màu còn mang đến những thực phẩm xanh, an toàn cho các thành viên gia đình sử dụng. Chính vì vậy, đừng quên kết hợp những chậu cây vào tiểu cảnh nhà mình nhé

3.3. Trang trí bằng thác nước

Trang trí bằng thác nước

Nước là một trong những yếu tố cốt lõi trong phong thủy. Do đó, thác nước cho tiểu cảnh không chỉ nhằm mục đích trang trí mà còn cân bằng âm dương, mang lại sự cát tường, tiền lộc đến với gia chủ. Tùy vào điều kiện diện tích sân vườn, căn nhà để chọn ra loại thác nước tương xứng. Trường hợp biệt thự có sân vườn hay nhà phố rộng rãi thì dùng thác nước kích thước lớn. Còn nếu điều kiện không cho phép thì chọn loại phong thủy luân.

3.4. Trang trí bằng gạch

Trang trí bằng gạch

Gạch là vật liệu phổ biến, biến tấu được theo nhiều kiểu phong cách, dễ dàng thể hiện được cá tính gia chủ. Trang trí tiểu cảnh bằng gạch thường dùng ở hàng rào, tường nhà, các chậu hoa hay đường mòn dẫn lối. Không gian thơ mộng, tinh tế như vậy là điều mà ai cũng muốn có được.

3.5. Trang trí bằng hồ cá

Trang trí bằng hồ cá

Trang trí tiểu cảnh bằng hồ được các gia đình thích thưởng ngoạn lựa chọn. Hồ nuôi cá thường được đặt ở giếng trời để đủ ánh sáng, tiện chăm sóc. Những chú cá tung tăng bơi lội cộng với một chút sắc xanh của lá cây tạo nên một không gian thu hút, vừa ngắm cảnh, vừa trò chuyện được. Nếu bạn muốn thiết kế hồ cá tinh tế hơn thì hãy sử dụng chất liệu gỗ hoặc tường đá.

3.6. Trang trí bằng vật liệu tái chế

Trang trí bằng vật liệu tái chế

Có những thứ trông thì rất vô dụng, bị mọi người vứt đi hàng ngày như chai nước, đôi ủng, chậu vỡ bánh xe, vỏ sò… Tuy nhiên đó lại là vật liệu tuyệt vời để trang trí tiểu cảnh. Một vài ý tưởng hay ho mà bạn có thể áp dụng như dùng bánh xe, đĩa thay cho tường rào; trồng cây xanh vào chai nước, đôi ủng; chậu nứt xếp thành tầng rồi cho thêm đất, sỏi vào; kệ gỗ để treo chậu cây lên…

4. Nguyên tắc để trang trí tiểu cảnh đẹp

4.1. Bảo đảm tính đồng bộ

Tính đồng bộ trong thiết kế nói chung là sự thống nhất và mạch lạc trong phong cách lựa chọn ý tưởng và định hình phong cách. Còn với trang trí tiểu cảnh sân vườn nó là sự nhất quán, kết hợp hài hòa các yếu tố như màu sắc, chủng loại, kích thước của vật liệu cũng như cây cối. Đảm bảo điều này, tiểu cảnh sân vườn sẽ là một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp.

4.2. Tỉ lệ hợp lý

Hãy thử tưởng tượng, một sân vườn quá nhỏ nhưng tiểu cảnh quá to hoặc tiểu cảnh quá nhỏ đặt trong một không gian rộng lớn thì đều không phù hợp. Do đó, muốn trang trí tiểu cảnh sân vườn đẹp, có chiều sâu và chân thực thì bạn phải chú ý đến kích thước cũng như tỉ lệ giữa các món đồ vật.

4.3. Tuân theo các nguyên tắc phối màu

Tông màu xanh lá, xanh dương giúp tầm nhìn được mở rộng hơn. Sắc đỏ, vàng cam tạo ra điểm nhấn, làm không gian sống động hơn. Màu trắng, xám lại làm nền, tôn lên vẻ đẹp của những màu khác. Gia chủ cần nắm vững điều này để có một tiểu cảnh hài hòa.

4.4.  Chú ý đến sự cân bằng

Trong trang trí, có hai dạng cân bằng là cân bằng đối xứng và cân bằng bất đối xứng. Cân bằng đối xứng là công trình có một trục đối xứng, hai bên được phân chia đều nhau và trang trí y hệt nhau. Còn cân bằng bất đối xứng sẽ ngược lại. Tùy theo ý đồ thiết kế cũng như phong cách của sân vườn mà gia chủ lựa chọn loại cân bằng cho một phần hoặc toàn bộ tiểu cảnh.

5. Những chú ý khi trang trí tiểu cảnh

Những chú ý khi trang trí tiểu cảnh

5.1. Sử dụng diện tích hợp lý

Mục đích của trang trí tiểu cảnh là làm cho sân vườn đẹp, không gian nhà ở thẩm mỹ hơn và chan hòa với tự nhiên nhất. Chính vì vậy. trang trí tiểu cảnh không nên chiếm dụng quá nhiều diện tích. Nếu nhà có sân vườn rộng thì không thành vấn đề nhưng không có hoặc diện tích hẹp thì cần chú ý. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tận dụng phần ban công để đặt tiểu cảnh.

5.2. Chất liệu sàn thích hợp

Chất liệu sàn quá cứng sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cây cối. Còn chất liệu gỗ thì khi tưới nước có thể bị phòng rộp nếu hệ thống tiêu thoát nước không tốt. Nếu sử dụng những loại gạch mỏng thì rễ một số loại cây có thể phá hủy chúng. Vậy nên, gia chủ cần tính toán xem mình sẽ trồng những loại cây gì. Từ đó mới chọn chất liệu sàn thích hợp.

5.3. Hạn chế dùng thuốc trừ sâu

Tiểu cảnh bị lũ sâu bọ phá hoại là điều không thể tránh khỏi. Để tiêu diệt chúng, thuốc trừ sâu là cần thiết nhưng không được quá lạm dụng. Vì đây là khu vực cần giữ sự trong sạch thì không khí tạo ra mới tốt và mang đến nhiều tài lộc, thịnh vượng. Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý đến nhãn hiệu thuốc trừ sâu. Những loại không rõ nguồn gốc, xuất xứ sẽ ảnh hưởng đến cây cối, con người tiếp xúc có thể trúng độc.

5.4. Số lượng cây vừa đủ

Trồng cây xanh là tốt nhưng trồng quá nhiều sẽ giảm giá trị thẩm mỹ. Ngoài ra, nó cũng khiến việc chăm sóc khó khăn hơn vì mỗi một loại có đặc tính sinh học khác nhau. Tốt nhất bạn chỉ nên trồng 2 loại cây, một cây cảnh và một cây ăn quả. Dĩ nhiên, nếu có không gian lớn và điều kiện chăm sóc thì con số này có thể điều chỉnh.

Trang trí tiểu cảnh đẹp không hề khó. Với những chia sẻ trên đây, bất động sản ODT tin rằng bạn sẽ sớm có một tiểu cảnh sân vườn ưng ý. Đừng quên chia sẻ rộng rãi bài viết này đến người thân và bạn bè xung quanh. Chúng tôi còn có nhiều chuyên mục khác như nhà đất, thiết kế, xây dựng, tư vấn luật nên hãy ghé thăm thường xuyên nhé.