Smart home là gì? Có lẽ, nhà thông minh đã là khái niệm không còn quá xa lạ trong mắt mọi người. Cùng với sự bùng nổ của công nghệ thời 4.0, nó ngày càng trở nên phổ biến. Tuy nhiên, không ai cũng hiểu rõ nguyên lý hoạt động cũng như những giá trị mà Smart home đem đến. Bài viết ngày hôm nay sẽ giải đáp vấn đề này.
1. Nhà thông minh Smart Home là gì?
Smart home hay còn được biết dưới cái tên nhà thông minh. Đây là mô hình nhà ở được trang bị những thiết bị, công nghệ tiên tiến và được điều khiển thông qua một thiết bị di động, chẳng hạn như smart phone. Điều này cũng có nghĩa, bạn có thể dễ dàng theo dõi, kiểm soát smart home mọi lúc mọi nơi,
Để làm được điều đó, các thiết bị sẽ sử dụng phương thức giao tiếp riêng biệt. Đó có thể là hồng ngoại, Bluetooth,wifi… Tin chắc rằng những ai đam mê công nghệ hay muốn một cuộc sống tiện nghi và hiện đại thì không thể bỏ qua mô hình Smart home được.
2. Một số chức năng của Smart home
Cuộc sống không ngừng phát triển, yêu cầu của con người đặt ra với nơi ăn chốn ở cũng cao hơn. Đáp ứng điều đó, Smart home đã được ra đời. Nó là kết tinh của sự phát triển khoa học công nghệ để ứng dụng vào đời sống. Thực tế cho thấy, lắp đặt nhà thông minh mang lại nhiều lợi ích với nhiều tính năng vượt trội. Từ đó, giúp các gia đình tận hưởng một cuộc sống chất lượng
2.1. Tự động hóa hệ thống chiếu sáng
Chỉ với một vài thao tác đơn giản trên thiết bị điều khiển, bạn đã có thể kiểm soát hệ thống chiếu sáng trong nhà. Bên cạnh đó, bạn còn trực tiếp thiết lập quy tắc hoạt động riêng cho nó. Ví dụ như: Về đến nhà đèn bãi đỗ xe sẽ sáng, cửa chính mở thì đèn trong nhà sáng, người đi đến đâu đèn sáng đến đó, khi đi qua đèn tắt…
2.2. Tự động hóa điều hòa và bình nóng lạnh từ xa
Tương tự như hệ thống chiếu sáng, chủ nhân của Smart home hoàn toàn điều khiển được điều hòa, bình nóng lạnh từ xa. Hãy thử tưởng tượng xem, khi bạn chuẩn bị tan làm, bình nóng lạnh đã được bật, điều hòa được chỉnh ở nhiệt độ thích hợp. Về đến nơi, mọi thứ sẵn sàng đón tiếp bạn. Đồng thời, với chức năng này, bạn còn kiểm tra được tình trạng hoạt động của thiết bị, tránh tình trạng quên tắt hay sự cố không mong muốn.
2.3. Tự động hóa hệ thống rèm cửa
Đây là một chức năng mà bạn không thể ngờ đến phải không. Bên cạnh việc điều khiển qua máy tính, điện thoại, máy tính bảng… bạn còn thiết lập được rèm cửa theo ngữ cảnh riêng. Ví dụ như rèm sẽ tự động kéo vào khi ánh sáng quá mạnh, mở ra khi trời tối hay khi bạn thức dậy.
2.4. Đảm bảo an ninh
Smart home dĩ nhiên sẽ được trang bị những thiết bị, công nghệ chống trộm. Khi phát hiện có đối tượng lạ xâm nhập, hệ thống ngay lập tức phát còi báo động, bật chế độ bảo vệ, gửi thông báo đến thiết bị điều khiển nhà. Cho nên, căn nhà được bảo vệ tuyệt đối, bạn hoàn toàn yên tâm khi nghỉ ngơi hoặc đi xa.
2.5. Kiểm soát độ ẩm, nhiệt độ, không khí
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu diễn ra khó lường, hệ thống đo lường kiểm soát chất lượng không khí là cần thiết trong Smart home. Các chỉ số này đo được nhờ các cảm biến đặt xung quanh nhà và báo cáo thường xuyên. Bạn có thể cài đặt ngưỡng thông số để hệ thống thực thi.
Chẳng hạn như khi nhiệt độ phòng vượt quá 28 độ, hệ thống bật điều hòa để điều chỉnh về ngưỡng 27 độ. Chỉ số bụi mịn thì bộ lọc, quạt thông gió sẽ được bật. Hay độ ẩm vượt ngưỡng cho phép thì máy điều chỉnh độ ẩm sẽ hoạt động… Nhờ tất cả những yếu tố này mà bầu không khí được cân chỉnh để phù hợp với gia đình bạn nhất.
2.6. Điều khiển hệ thống tự động tưới nước sân vườn
Sống ở trong nhà, bạn có thể yên tâm về khu vườn của mình. Đến đúng thời gian cài đặt, vòi phun nước sẽ tự động làm nghĩa vụ. Đặc biệt, một số smart home còn được thiết kế với vòm che khi mưa lớn.
2.7. Kiểm soát các thiết bị trong nhà bằng giọng nói
Ngoài thao tác trên thiết bị, gia chủ còn có thể ra lệnh mọi thứ trong nhà bằng khẩu lệnh của mình. Hiện có rất nhiều phần mềm hỗ trợ tiếng Việt nên bạn không cần lo lắng nhé. Chi tiết sẽ được chúng tôi giới thiệu ngay dưới đây
3. Những thiết bị Smart home hot nhất hiện nay
3.1. Hệ thống Google Home
Google là thương hiệu công nghệ đã quá nổi tiếng. Trong lĩnh vực Smart home, có thể nói Google là một trong những đơn vị tiên phong với Google Home. Tất cả các thiết bị trong nhà được quản lý thông qua trợ lý ảo Google Assistant. Với công nghệ nhận diện giọng nói, dù bạn sử dụng tiếng Việt hay tiếng Anh, Google Home cũng có thể hiểu nhanh chóng và chính xác. Ngoài ra, Google còn có Google Home Mini, Google Home Max, Google Nest Hub cho những ai đang tìm kiếm nhà thông minh.
3.2. Hệ thống Samsung Smartthings
Không chỉ nổi tiếng trong lĩnh vực điện tử, điện thoại, Samsung còn khẳng định thế mạnh của mình trên đường đua nhà thông minh với Samsung Smartthings. Các thiết bị nổi bật nhất của Samsung Smartthings có thể kể đến là Smart Breath Wi-Fi, SmartThings Hub…
3.3. Hệ thống Amazon Alexa
Amazon không quá phổ biến ở Việt Nam nhưng rất nổi tiếng ở nước ngoài. Amazon hỗ trợ nhiều thiết bị thông minh khác nhau như Echo Dot, Amazon Echo, Echo Plus, Echo Show, Echo Spot… Gia chủ cần thông qua trợ lý ảo Alexa để nắm toàn bộ nhà thông minh trong lòng bàn tay.
3.4. Hệ thống nhà thông minh BKAV
Tiếp theo là thương hiệu “cây nhà lá vườn” – BKAV. Không những thua kém, BKAV còn có phần vượt trội hơn hẳn 3 đối thủ còn lại. Nhiều chuyên trang smart home đánh giá, đây là hệ thống nhà thông minh nhất thế giới. Tại sao lại vậy?
Nhà thông minh BKAV liên kết tất cả các thiết bị trong căn nhà trong cùng một hệ thống. Đó là camera, điều hòa, chiếu sáng, quạt, thông gió, tivi, rèm cửa, tưới tiêu, nóng lạnh… Đồng thời, nhà thông minh của BKAV còn sở hữu một loạt danh sách thiết kế thông minh đáng kể như thiết bị kiểm soát an ninh trung tâm SH – SCZ, Thiết bị điều khiển 4 kênh SH – CTZ, Thiết bị kết nối trung tâm mạng ZigBee SH – BZ, Thiết bị xử lý trung tâm SH – HAP…
3.5. Hệ thống Apple Homekit
Có lẽ, điều mà người dân nước ta biết đến Apple là thiết bị di động như iPhone, iPad, iPod, Apple Watch… Nhưng Apple cũng rất nổi tiếng ở mảng nhà thông minh. Những món đồ nội thất trong nhà được điều khiển bằng giọng nói thông qua trợ lý ảo Siri thiết kế trên nền giao diện iOS
4. Nguyên lý hoạt động của nhà thông minh
Số lượng người dân tìm kiếm smart home tăng lên mỗi năm. Bên cạnh đó, nhiều người cũng có nhu cầu hiểu rõ nguyên lý hoạt động để có thể tự mình thiết kế, xây dựng thay vì sử dụng những thiết bị bên ngoài.
Đầu tiên, bạn cần phải nắm được tiêu chuẩn Internet Protocol (IP). Đây là phương thức kết nối được đa số các hệ thống nhà thông minh áp dụng. Cụ thể, tất cả các thiết bị được liên kết có dây (hoặc không dây) với bộ điều khiển trung tâm. Bạn có thể ra lệnh cho bộ điều khiển này bằng giọng nói hoặc thông qua phần mềm tương ứng trên điện thoại.
Tiếp theo là cảm biến. Đây là hệ thống hoạt động không được kết nối trực tiếp internet. Thay vào đó, cảm biến đo lường thông số và gửi dữ liệu đến trung tâm qua sóng RF.
Nhận được tín hiệu, hệ thống sẽ xử lý thông tin rồi tiến hành phân tích. Sau đó sẽ tìm ra mẫu số chung để “làm quen” với thói quen người dùng, nhờ vậy mà hệ thống ngày một thông minh. Thông tin được gửi lên hệ thống điện đám mây, truyền dữ liệu đến các thiết bị di động nhanh chóng, hiệu quả, chính xác tuyệt đối.
5. Chi phí làm nhà thông minh
Trước đây, mô hình smart home chỉ xuất hiện trên phim ảnh. Nếu thương mại hóa thì giá cả cũng sẽ rất đắt đỏ. Nhưng trong 2 - 3 năm trở lại đây, ngành vật liệu có thành tựu vô cùng to lớn khiến giá thành giảm đi khá nhiều. Cho nên hiện nay, chúng ta dễ dàng bắt gặp được những căn nhà thông minh hơn.
Vậy cụ thể, số vốn cần có để sở hữu một căn nhà thông minh là bao nhiêu? Thông thường, con số này không cố định. Nó tùy thuộc vào quy mô xây dựng, tính năng dự kiến mà bạn sẽ áp dụng cho căn nhà. Đó còn là thương hiệu sản phẩm hiện đại hay đơn giản…
Sau khi xác định được chính xác nhu cầu và mục đích của mình thì mới có thể dự toán số vốn. Nó cũng là căn cứ để triển khai kỹ thuật xây dựng nhà ở. Nếu có kiến thức chuyên môn về xây dựng, bạn nên áp dụng trình tự thi công nhà thông minh để tối ưu hóa chi phí. Nếu không, hãy nhờ đến tư vấn của các đơn vị chuyên nghiệp để có smart home hoàn hảo nhất.
Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý là hãy lựa chọn những chủ đầu tư, thương hiệu có uy tín. Đồng thời, nên chọn chung một đơn vị thầu trọn gói để việc kiểm soát thuận tiện hơn. Tránh trường hợp xảy ra sự cố, bên này sẽ đổ trách nhiệm cho bên kia. Riêng trường hợp bạn mới bắt đầu làm quen nhà thông minh thì nên chọn những thiết bị đơn giản, công năng vừa đủ. Sau khi đã quen, bạn có thể dần dần và mở rộng hệ thống thiết bị.
6. Smart home thích hợp với những công trình nào?
Smart home là một xu thế tất yếu trong tương lai, nhu cầu được sự báo sẽ tăng trưởng mạnh mẽ trong vài năm tới. Smart home được ứng dụng trong tất cả các loại hình nhà ở như biệt thự, nhà phố hiện đại, chung cư cao cấp.
Các gia chủ cũng có thể biến một căn nhà truyền thống sang mô hình nhà thông minh. Việc thay đổi này không phá vỡ kiến trúc sẵn có. Công đoạn lắp đặt cũng khá đơn giản và nhanh chóng. Nếu bạn muốn tận hưởng một ngôi nhà hiện đại thì đừng bỏ qua giải pháp nhà thông minh này nhé.
Đó là toàn bộ giải đáp của bất động sản ODT về chủ đề smart home. Nó là thành quả tuyệt vời mà khoa học công nghệ đem đến cho nhân loại. Hẹn gặp lại độc giả trong những bài viết sắp tới.