Sau khi TP.HCM được phê duyệt Quy hoạch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, thị trường bất động sản TP.HCM đang thu hút rất nhiều sự quan tâm. 

TP.HCM sẽ có 6 thành phố trực thuộc và nhà ở bình quân đạt kỷ lục 9,39 tỷ/căn

Theo quy hoạch mới, TP.HCM sẽ có 6 thành phố trực thuộc

TP.HCM sẽ có 6 thành phố trực thuộc 

Theo Quyết định 1711 phê duyệt Quy hoạch TP.HCM thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 của Thủ tướng Phạm Minh Chính, TP.HCM sẽ trở thành đô thị đặc biệt toàn cầu, văn minh, hiện đại gồm đô thị trung tâm và sáu đô thị trực thuộc là TP Thủ Đức và 5 đô thị vệ tinh nâng cấp lên TP gồm Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ.

Trong đó, huyện Củ Chi là khu vực đô thị hóa ở phía Bắc của TP.HCM với định hướng là trung tâm công nghiệp, khu công nghệ cao, phát triển các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với nông nghiệp sinh thái, hữu cơ.

Huyện Bình Chánh là khu vực đô thị hóa phía Tây của khu vực đô thị trung tâm với định hướng là trung tâm công nghiệp, trung tâm y tế và chăm sóc sức khỏe, trung tâm y sinh hóa dược, giáo dục đào tạo, thương mại và dịch vụ, nông nghiệp sinh thái, hữu cơ và ứng dụng công nghệ cao...

Huyện Hóc Môn được quy hoạch là khu vực đô thị hóa phía Bắc của khu vực đô thị trung tâm với định hướng phát triển khu đô thị đại học quốc tế, thương mại dịch vụ, đào tạo chuyên nghiệp, công nghiệp công nghệ cao, logistic, nông nghiệp sinh thái, hữu cơ và ứng dụng công nghệ cao...

Huyện Cần Giờ sẽ phát triển thành khu vực đô thị hóa phía Nam của TP.HCM với các định hướng phát triển quan trọng. Trong khi đó, huyện Nhà Bè là khu vực đô thị hóa phía Nam của khu vực đô thị trung tâm với định hướng phát triển cảng biển và đô thị cảng, logistics, khu công nghệ thông tin tập trung, trung tâm hội chợ - triển lãm, văn hóa - giải trí, thương mại - dịch vụ, công nghiệp công nghệ cao, khu đại học tập trung, khu y tế kỹ thuật cao, du lịch sinh thái...

Ngoài ra, thành phố dự kiến bố trí các công trình, dự án quan trọng, các vùng bảo tồn đã được xác định ở quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch Vùng trên địa bàn TP.

Về giao thông, thành phố sẽ tập trung đầu tư xây dựng, nâng cấp các tuyến cao tốc, đường vành đai và tuyến quốc lộ nhằm đảm bảo kết nối liên vùng và giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông tại cửa ngõ. 

Thành phố sẽ xây dựng các tuyến đường sắt khu đầu mối TP.HCM; tiếp tục đầu tư xây dựng các tuyến đường sắt đô thị TP.HCM gắn với phát triển các khu đô thị theo mô hình TOD; phát triển cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất công suất 50 triệu hành khách; hoàn thiện hạ tầng giao thông (đường bộ, đường sắt) kết nối giữa cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất và cảng hàng không quốc tế Long Thành.

Bên cạnh đó, TP.HCM dự kiến phát triển kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế của TP là trung tâm đầu mối các tuyến đường thủy nội địa khu vực phía Nam. Đồng thời, xây dựng cảng biển TP.HCM thành cảng biển loại đặc biệt, gồm bảy khu bến chính, là khu bến Hiệp Phước; khu bến Cát Lái - Phú Hữu; khu bến Nhà Bè; khu bến trên sông Sài Gòn; khu bến cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ, khu bến Long Bình và các bến cảng tiềm năng tại huyện Cần Giờ. 

TP.HCM sẽ có 6 thành phố trực thuộc và nhà ở bình quân đạt kỷ lục 9,39 tỷ/căn

Giá nhà ở TP.HCM không ngừng tăng cao

Giá nhà ở bình quân tại TP.HCM năm 2024 đạt kỷ lục 9,39 tỷ đồng/căn 

Theo báo cáo thị trường bất động sản TP.HCM, nguồn cung nhà ở TP.HCM khan hiếm, và chỉ tập trung ở phân khúc nhà ở cao cấp và hạng sang. Theo dự báo, nguồn cung cả nước sẽ có khoảng 40.000 căn hộ mở bán, trong số đó, TP.HCM chỉ chiếm 20% rổ hàng. 

Tác động của bảng giá đất mới, quy hoạch thành phố và nguồn cung hạn chế, giá căn hộ tại TP.HCM không ngừng tăng cao. Cụ thể, cuối năm 2024, giá căn hộ TP.HCM đã tăng khoảng 34,3% so với quý II/2024, chạm mức kỷ lục 9,39 tỷ đồng/căn.

Cũng theo báo cáo của HoREA, từ năm 2020 đến nay, trong khi phân khúc nhà ở bình dân tại TP.HCM ngày càng sụt giảm thì nhà ở cao cấp chiếm tỷ trọng ngày càng lớn. 

Cụ thể, trong năm 2020, nhà ở giá vừa túi tiền tại TP.HCM chỉ có 163 căn, chiếm 1%, còn nhà ở cao cấp chiếm 70,6%. Từ năm 2021 đến nay, không còn nhà ở giá vừa túi tiền tại TP.HCM, còn nhà ở cao cấp năm 2021 chiếm 72%, năm 2022, tăng lên 78,3%. Năm 2023, nhà ở cao cấp TP.HCM chiếm 68,55% thì đến năm 2024, 100% nhà ở tại thị trường TP.HCM đều thuộc phân khúc cao cấp. 

Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA "Giá nhà ở cao cấp trong 11 tháng đầu năm 2024 rất cao, bình quân lên đến 9,39 tỷ đồng/căn, mà đây mới chỉ là giá nhà sơ cấp do chủ đầu tư đăng ký giá nhà với Sở Xây dựng khi lập dự án đầu tư, nên chắc chắn giá bán nhà thực tế trên thị trường còn cao hơn nữa".