Sau buổi làm việc của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với UBND thành phố Hà Nội về sai phạm tòa nhà 8B Lê Trực. Thành phố đã có những biện pháp quyết liệt hơn bao giờ hết.

Tòa nhà 8B Lê Trực: Chính thức thi hành cưỡng chế

Chính thức tháo rỡ sau nhiều lần lỡ hẹn

Tối ngày 22/4, việc lập rào chắn phong tỏa tuyến đường dài gần 200m của Trần Phú đã gây được sự chú ý của người dân. Được biết Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu có những phương án cụ thể đối với tòa nhà, không thể để sai phạm kéo dài đến gần 10 năm như thế này.

Ngay sau khi nhận được sự chỉ đạo, UBND quận Ba Đình đã ra quyết định phong tỏa đường Trần Phú sau một loạt sai phạm không được xử lý dứt điểm. Đại diện của UBND quận cho biết, việc tháo dỡ tòa nhà số 8B Lê Trực thực hiện theo kế hoạch cưỡng chế giai đoạn 2, có thể được chia thành 3 khoảng thời gian.

Trước ngày 22/04/2020, chuẩn bị giấy tờ, hoàn thành hồ sơ cũng như thủ tục pháp lý để tiến hành tháo dỡ. Từ 22/04 - 12/05, lên kế hoạch về thời gian lắp dựng cẩu tháp, vận thăng. Dự kiến ngày 15/05 sẽ chính thức tiến hành việc cưỡng chế lần 2.

UBND Ba Đình cũng cho phép các đơn vị thi công tháo dỡ được chỉ định là Công ty CP đầu tư xây dựng dân dụng Bắc Nam. Công an TP Hà Nội được giao hỗ trợ, phối hợp công tác cưỡng chế, xử lý giai đoạn 2 công trình Lê Trực.

Ngoài ra, các phòng ban trực thuộc thành phố như Sở Xây dựng, Sở Tài chính, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, được giao nhiệm vụ tạm ứng, thanh quyết toán chi phí tháo dỡ sai phạm.

Như đã đưa tin trước đây, giai đoạn 1 của việc tháo dỡ đã hoàn thành khi được thực hiện từ 11/2015. Giai đoạn 2 này sẽ tiến hành “cắt gọt” tầng 17 và 18 để phù hợp với giấy phép xây dựng đã được cấp. Do hai tầng của tòa nhà có thiết kế phức tạp, để tháo dỡ mà vẫn đảm bảo an toàn cho công trình về sau là bài toán khó. Việc cứu kết cấu và lựa chọn giải pháp thích hợp đã mất khá nhiều thời gian.

Chắc chắn rằng, sau khi áp dụng các biện pháp phù hợp, tòa nhà 8B Lê Trực sẽ trở về đúng công năng, phát huy lợi thế của mình.

(Tổng hợp bởi odt.vn)