Cuộc sống hiện đại khiến nhiều người muốn sở hữu một không gian thư thái, yên tĩnh ngay trong căn nhà của mình. Tiểu cảnh sân vườn là một giải pháp đáp ứng được điều đó và đang được nhiều gia chủ áp dụng. Nếu bạn đang tìm kiếm một góc sân vườn đẹp như mơ, đừng bỏ qua top 10+ mẫu thiết kế được ODT chia sẻ dưới đây.

1. Tiểu cảnh sân vườn theo kiểu nhà 

1.1. Tiểu cảnh sân vườn Mini 

Tiểu cảnh sân vườn Mini 

Thông thường, một tiểu cảnh sân vườn sẽ có đủ các yếu tố như đất, nước, núi cây cỏ, hoa lá… Tuy nhiên, để vừa những không gian nhỏ, hay những góc chết trong căn nhà, tiểu cảnh sân vườn mini sẽ phù hợp hơn. Đây là loại tiểu cảnh chỉ bao gồm đất và nước. Nhưng nếu thiết kế đúng cách và phối hợp tốt với phong thủy thì nó sẽ đem lại tài lộc và may mắn cho gia chủ.

1.2. Tiểu cảnh sân vườn nhà phố 

Tiểu cảnh sân vườn nhà phố 

Tiểu cảnh sân vườn đang được trang trí rất nhiều trong nhà phố hiện nay. Không phải tự nhiên mà người ta thích mô hình này đến vậy. Bởi lẽ, tiểu cảnh sân vườn tạo ra một bức tranh yên bình cho những ai đang sinh sống tại nơi ồn ào, đông đúc. Một tiểu cảnh phù hợp sẽ nâng tầm kiến trúc cho toàn bộ căn nhà.

1.3. Tiểu cảnh sân vườn nhà ống 

Tiểu cảnh sân vườn nhà ống 

Bề ngang hẹp, mặt tiền hạn chế, chiều dài chạy sâu vào trong nên ứng dụng tiểu cảnh sân vườn cho nhà ống là ý tưởng tuyệt vời. Gia chủ có thể lựa chọn giữa tiểu cảnh khô, nước hoặc kết hợp cả hai. Nhưng cần chú ý, cây xanh vẫn phải chiếm vai trò chính. Đặc biệt, nếu kết hợp được với hồ cá, thác nước thì tổng thể ngôi nhà sẽ tươi mới và luôn thông thoáng.

1.4. Tiểu cảnh sân vườn nhỏ 

Tiểu cảnh sân vườn nhỏ 

Thay vì những tiểu cảnh cầu kỳ, một số lại chuộng những thiết kế đơn giản, nhỏ gọn mà vẫn tinh tế. Tiểu cảnh sân vườn nhỏ đánh trúng vào tâm lý này. Mô hình này vừa có khả năng lấp đầy những không gian trống cho căn nhà vừa có khả năng tạo không gian giúp sức sống sinh sôi, luân chuyển. Cuộc sống gia chủ cũng từ đó mà có những thay đổi tích cực.

1.5. Tiểu cảnh sân vườn biệt thự

Tiểu cảnh sân vườn biệt thự

Nếu sở hữu một căn biệt thự lớn thì sẽ thật là tiếc nếu không dành một khu vực cho tiểu cảnh sân vườn. Gia chủ có thể tận dụng mọi thứ để trang trí thành tiểu cảnh, chẳng hạn như bờ tường, lối đi, giếng trời… Thiết kế sang trọng của biệt thự cộng hưởng với cảnh sắc hoàn mỹ của thiên nhiên sẽ hớp hồn bất kỳ ai đến thăm ngôi nhà của bạn.

2. Tiểu cảnh sân vườn theo phong cách kiến trúc 

2.1. Mẫu tiểu cảnh sân vườn phong cách Nhật

Mẫu tiểu cảnh sân vườn phong cách Nhật

Tiểu cảnh theo phong cách này thường chú trọng đến sự tối giản, tạo ra một không gian bình yên. Các yếu tố tạo nên tiểu cảnh phong cách Nhật thường là tre, non bộ, đá, nước… Sự kết hợp này sẽ giúp khung cảnh thiên nhiên thêm toàn diện. Trường hợp không có điều kiện để sở hữu hòn non bộ thì gia chủ có thể thay thế bằng cát.

2.2. Mẫu tiểu cảnh sân vườn phong cách châu Âu

Mẫu tiểu cảnh sân vườn phong cách châu Âu

Khác với truyền thống, tiểu cảnh sân vườn phong cách châu Âu hướng đến sự sáng tạo của con người thay vì bị chi phối bởi “tự nhiên”. Từ bồn hoa, chậu cảnh, ghế đá, thảm cỏ, tượng trang trí… đều được chăm chút tỉ mỉ. Nếu không gian rộng rãi thì gia chủ nên bố trí thêm đài phun nước để tăng phần thu hút. Vì vậy, tiểu cảnh sân vườn châu Âu đang là xu hướng được nhiều kiến trúc sư tư vấn cho khách hàng.

2.3. Mẫu tiểu cảnh sân vườn phong cách Trung Quốc

Mẫu tiểu cảnh sân vườn phong cách Trung Quốc

Với phong cách này, thiết kế sẽ là sự pha trộn giữa cổ xưa và thiên nhiên. Trong đó, hoa, đá tảng, hồ nước… là những thứ không thể thiếu. Gia chủ có thể thay đổi liên tục những yếu tố trên để phù hợp theo mùa. Do đặc điểm địa lý và văn hóa nên dạng tiểu cảnh phong cách Trung Quốc được nhiều gia đình Việt ứng dụng cho tổ ấm của mình.

2.4. Mẫu tiểu cảnh sân vườn phong cách làng quê

Mẫu tiểu cảnh sân vườn phong cách làng quê

Đã bao giờ bạn chán cuộc sống hối hả, vội vã mà muốn tìm về chốn bình yên, an nhiên chưa? Nếu có thì mẫu tiểu cảnh sân vườn phong cách làng quê sẽ làm bạn thỏa mãn. Những nguyên vật liệu thuần tự nhiên như sỏi, đá, gạch, tre… sẽ giúp nơi đây trở nên giản dị. Xu hướng này được các chuyên gia đánh giá là sẽ rất thịnh hành trong thời gian tới.

3. Tiểu cảnh sân vườn kết hợp với nguyên, vật liệu khác 

3.1. Tiểu cảnh sân vườn kết hợp sỏi, đá

Tiểu cảnh sân vườn kết hợp sỏi, đá

Từ những vật tưởng chừng như đơn giản này nhưng gia chủ có thể thiết kế theo nhiều kiểu khác nhau cho tiểu cảnh của mình. Giả dụ như dùng đá trắng xếp thành vòng tròn quanh chậu cây để làm nổi bật không gian. Hay dùng sỏi màu sắc bố trí thành các đường cong mềm mại, hình thù nào đó cũng sẽ giúp tiểu cảnh thêm phần độc đáo, thu hút.

3.2. Tiểu cảnh sân vườn kết hợp bồn hoa

Tiểu cảnh sân vườn kết hợp bồn hoa

Dọc theo bờ tường hay hàng rào, bạn có thể bố trí diện tích để đặt chậu trồng cây cảnh, hoa quả. Những thứ này vừa giúp không khí quanh nhà luôn thoáng đãng lại tạo ra những thực phẩm xanh – sạch – an toàn cho gia đình mình sử dụng. Đây là ưu điểm rất lớn mà tiểu cảnh sân vườn kết hợp bồn hoa đem đến.

3.3. Tiểu cảnh sân vườn kết hợp thác nước

Tiểu cảnh sân vườn kết hợp thác nước

Nước được coi là yếu tố quan trọng trong phong thủy. Một thác nước trong tiểu cảnh sẽ giúp cân bằng âm dương, mang lại vượng khí, sự cát tường, tiền tài cho gia chủ. Nếu sân vườn vừa phải thì nên bài trí thác nước theo kiểu cổ điển. Ngược lại, sân vườn lớn nên sử dụng những thác nước tương xứng với quy mô, không chỉ làm tăng thẩm mỹ mà còn có chức năng điều hòa không khí.

3.4. Tiểu cảnh sân vườn kết hợp hồ nuôi cá

Tiểu cảnh sân vườn kết hợp hồ nuôi cá

Thiết kế này dành cho những gia đình thích thưởng ngoạn khi ngồi ở tiểu cảnh. Thông thường, hồ nuôi cá được bố trí ở giếng trời để dễ chăm sóc, đủ ánh sáng mà vẫn gần gũi với tự nhiên. Các thành viên trong gia đình cũng có thêm một nơi để sinh hoạt với nhau.

3.5. Tiểu cảnh sân vườn handmade

Tiểu cảnh sân vườn handmade

Những thứ tưởng chừng như vô dụng như gạch vụn, chậu vỡ, vỏ sò… thậm chí là bánh xe cũ cũng có thể làm nên tiểu cảnh đẹp. Một vài ý tưởng mà bạn có thể tham khảo như dùng đĩa, bánh xe làm rào chắn cho vườn hoa. Chậu nứt có thể xếp thành tầng rồi cho thêm đất, sỏi vào như một vật trang trí. Trồng cây vào những đôi ủng, đôi giày cũng rất độc đáo.

4. Những nguyên tắc thiết kế tiểu cảnh sân vườn

4.1.  Sự phù hợp

Một tiểu cảnh sân vườn đẹp, không chỉ cần hài hòa về phân bố giữa các chi tiết mà bản thân mỗi đồ vật cũng cần có kích thước hợp lý, khoa học. Như vậy, thì tiểu cảnh mới bắt mắt, sống động và có tính chân thực hơn. Giả dụ, hòn non bộ trong tiểu cảnh nhỏ nhưng bạn lại trồng cây quá lớn hay đặt trong bể quá rộng thì rất lệch lạc, gây khó chịu cho người nhìn.

4.2. Sự cân bằng

Có hai dạng cân bằng là cân bằng đối xứng và bất đối xứng. Trong đó, cân bằng đối xứng là sắp xếp sao cho hai bên tiểu cảnh giống hệt nhau về thiết kế. Ngược lại, bất đối xứng là hai bên có sự khác nhau về hình khối, đường dẫn nhưng cây cối vẫn sẽ đối xứng. Mỗi dạng cân bằng đều có ưu và nhược điểm. Nếu kiểu đối xứng đem lại cảm giác đồng điệu thì bất đối xứng sẽ tạo ra một điểm nhấn nhất định, đầy cá tính và mới lạ.

4.3. Sự thống nhất

Một cách dễ hiểu, sự thống nhất trong tiểu cảnh sân vườn chính là sự lặp lại một cách nhất quán các thành tố như màu sắc, hình dáng, chủng loại, chất liệu, kích thước… của cây xanh hoặc các đồ vật dùng để trang trí. Nếu vận dụng tốt, đúng đắn, tiểu cảnh sẽ trở nên hài hòa, tô điểm thêm sắc cho căn nhà của bạn.

4.4. Màu sắc

Mắt người nhạy cảm và bị thu hút bởi màu sắc hơn là kích thước hay hình khối. Để tiểu cảnh sân vườn đẹp, sống động thì không thể thiếu những tông màu như đỏ, cam, vàng. Muốn làm cho tiểu cảnh cảm giác rộng hơn thì màu xanh lá hay xanh da trời sẽ phát huy tác dụng rất tốt. Còn muốn tôn lên màu sắc của cây cối thì nên chọn gam màu trắng, xám hoặc đen.

5. Những điểm chú ý để có tiểu cảnh sân vườn đẹp

Những điểm chú ý để có tiểu cảnh sân vườn đẹp

5.1. Tiết kiệm diện tích 

Mục đích của tiểu cảnh về cơ bản vẫn là để trang trí, giúp tổng thể gần gũi với thiên nhiên hơn. Do đó, không phải cứ to, chiếm nhiều diện tích là sẽ đẹp. Nếu nhà có ban công thì đây là một địa điểm rất lý tưởng. Bên cạnh tiết kiệm diện tích thì việc tận dụng những nguyên vật liệu bỏ đi để làm tiểu cảnh cũng cần được lưu tâm.

5.2. Lựa chọn cây trồng vừa đủ

Tạo ra một không gian xanh là tốt nhưng quá nhiều cây trồng thì lại mất đi hài hòa. Hơn nữa, việc chăm sóc cũng khó khăn hơn. Theo các chuyên gia, một tiểu cảnh sân vườn đẹp chỉ nên có tối đa hai loại cây. Ví dụ, cây ăn quả và cây cảnh, cây cảnh và hoa hay cây ăn quả và hoa…

5.3. Phù hợp với chất liệu sàn

Cây trồng hay thiết kế không phù hợp có thể ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ cũng như kiến trúc ngôi nhà bạn. Chẳng hạn mặt sàn vườn có kết cấu bằng gỗ nhưng không có khả năng tiêu thoát nước tốt. Dĩ nhiên, khi tưới nước, nó sẽ ngấm vào gỗ và phá hủy sàn. Nhưng với sàn gạch thì bạn ít khi phải lo lắng điều này.  

5.4. Tránh xa những hóa chất độc hại

Những lũ sâu bọ xuất hiện trong khu vườn của bạn là điều khó tránh khỏi. Để tiêu diệt chúng, bạn nên tìm mua những thuốc trừ sâu có nguồn gốc uy tín, được kiểm định chất lượng rõ ràng. Có như vậy thì cây cảnh mới phát triển tốt và sức khỏe những người trong gia đình sẽ không bị ảnh hưởng.

Thiết kế một tiểu cảnh sân vườn cuốn hút nói khó không khó, nói dễ cũng không phải dễ. Nhưng chỉ cần nắm vững những chú ý và nguyên tắc khi thiết kế, tự bạn đã có cho mình tiểu cảnh sân vườn đẹp, đủ dùng. Những kiến thức bổ ích khác về thiết kế, xây dựng sẽ tiếp tục được bất động sản ODT chia sẻ trong thời gian tới, đừng quên chú ý và theo dõi mỗi ngày nhé.