Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa ký ban hành quyết định về mức lãi suất cho vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội theo quy định tại Nghị định số 100 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội.
Theo đó, mức lãi suất áp dụng đối với các khoản vay có dư nợ trong năm 2020 để mua, thuê mua nhà ở xã hội; là 4,8%/năm.
Đáp ứng chiến lược phát triển nhà ở Quốc gia
Vào tháng 3/2020, tại Nghị quyết phiên họp Chính phủ diễn ra thường kỳ vệ việc giải pháp thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã được Chính phủ giao nghiệm vụ cân đối thêm ngân sách cho Ngân hàng Chính sách xã hội theo Nghị quyết số 71/2018/QH14. Được biết, số vốn được để xuất cân đối khoảng 1.000 tỷ đồng.
Ngoài ra, Chính phủ cũng yêu cầu cấp bù lãi suất cho 4 ngân hàng thương mại do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ định để thực hiện hỗ trợ cho vay mua nhà ở xã hội. Theo đó, số vốn cấp bù lãi suất bổ sung là 2.000 tỷ đồng.
Về phía Bộ Xây dựng, Chính phủ giao nghiệm vụ đề xuất đổi mới phương thức, cơ chế chính sách để giải quyết căn bản nhà ở cho các đối tượng thu nhập thấp. Đồng thời, nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung một số nội dung bất cập tại Nghị định số 100 để trình Chính phủ xem xét, ban hành trong quý IV năm 2020 theo trình tự thủ tục rút gọn.
Bên cạnh đó, Bộ Xây dựng còn có nhiệm vụ phối với tất cả các địa phương trên toàn quốc, đặc biệt là với 2 thành phố lớn là TP.HCM và Hà Nội để đưa giải pháp đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội, triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ, tập trung chỉ đạo, đáp ứng nhu cầu của người thu nhập thấp, nhất là công nhân.
Theo thống kê của Bộ Xây dựng, tính đến hết tháng 1/2020, trên địa bàn đã có khoảng 85.810 căn nhà ở xã hội được hoàn thành, phân bổ trên 207 dự án nhà ở xã hội có tổng diện tích xây dựng 4.290.500 m2. Hiện tại, số dự án đang tiếp trục triển khai là 220 dự án với quy mô xây dựng khoảng 179.640 căn.
Đối chiếu với mục tiêu đã đề ra trước đó trong Chiến lượng phát triển nhà ở Quốc gia đến hết năm 2020 thì kết quả này vẫn chưa hoàn thành. Cụ thể, Chiến lược ghi rõ, tính đến hết năm 2020, cả nước cần đạt 12,5 triệu m2 nhà ở xã hội. Như vậy, kết quả trên mới chỉ đạt được 34% kế hoạch đề ra ban đầu.
Theo Bộ Xây dựng, nguồn lực tài chính hạn chế chính là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến kết quả thấp như vậy. Mặc dù theo quy định của pháp luật về nhà ở thì ngân sách nhà nước sẽ cấp bù lãi suất cho các tổ chức tín dụng và Ngân hàng Chính sách xã hội khi thực hiện hỗ trợ nhà ở xã hội, nhưng trên thực tế việc cân đối nguồn vốn này đang khó khăn và được bố trí thấp, chỉ đáp ứng khoảng 30% so với yêu cầu, người dân và doanh nghiệp hiện đang rất trông chờ.
(Tổng hợp bởi odt.vn)