Thủ tục đầu tư dự án nhà ở thương mại gồm những bước nào? Có những quy định quan trọng nào cần chú ý? Dưới đây, bất động sản ODT sẽ chia sẻ một số thông tin về vấn đề này.
1. Dự án nhà ở thương mại là gì?
Trước khi đi vào tìm hiểu thủ tục đầu tư dự án nhà ở thương mại, chúng ta cần hiểu về khái niệm của loại hình nhà ở này. Theo Khoản 2 Điều 3 Luật Đầu tư 2014 và Khoản 4 Điều 3 Luật nhà ở 2014, dự án nhà ở thương mại là một hình thức kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản, trong đó các nhà đầu tư sẽ rót vốn vào dự án công trình nhà ở trong một khoảng thời gian trung hoặc dài hạn, tiến hành xây dựng và hoàn thành dự án trước khi đem bán, cho thuê theo cơ chế thị trường.
Nhà ở thương mại gồm những loại sau:
- Nhà chung cư: Loại hình nhà ở có ít nhất 2 tầng trở lên với nhiều căn hộ, có lối đi và cầu thang chung. Được chia ra khu vực thuộc phần sở hữu riêng và phần sở hữu chung.
- Nhà riêng lẻ: Gồm nhà biệt thự, nhà ở liền kề, và nhà ở độc lập. Loại hình nhà ở thương mại này nằm trên mảnh đất thuộc quyền sở hữu của sử dụng hợp pháp của cá nhân, tổ chức hay hộ gia đình.
- Nhà kết hợp: Loại hình công trình phục vụ những mục đích khác nhau như nhà ở kết hợp rạp chiếu phim, nhà ở kết hợp cửa hàng đồ ăn nhanh, văn phòng kết hợp trung tâm thương mại...
Việc xây dựng nhà ở thương mại góp phần tạo ra lợi nhuận cho nhà đầu tư, đồng thời giải quyết nhu cầu về chỗ ở cho người dân, góp phần đẩy mạnh sự phát triển kinh tế, đảm bảo chất lượng cuộc sống cho người dân, nhất là tại những khu vực ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng...
2. Điều kiện đối với chủ đầu tư để thực hiện dự án nhà ở thương mại
Chủ đầu tư thực hiện dự án nhà ở thương mại cần đảm bảo những điều kiện và yêu cầu dưới đây:
- Là doanh nghiệp hoặc hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật
- Có vốn ký quỹ hoặc bảo lãnh ngân hàng về nghĩa vụ ký quỹ
- Có chức năng kinh doanh bất động sản theo quy định của pháp luật
3. Hướng dẫn thủ tục đầu tư dự án nhà ở thương mại
Vì là dự án đầu tư với quy mô lớn với số vốn không hề nhỏ và mang tính chất đầu tư trung và dài hạn nên việc xin phép xây dựng, tiến hành thi công công trình cần đảm bảo đúng trình tự và thủ tục chặt chẽ theo quy định của pháp luật hiện hành.
Chủ đầu tư cần có một kế hoạch và quy trình đầu tư chặt chẽ. Đồng thời, nên lắng nghe sự tư vấn lập dự án đầu tư của các chuyên gia.
3.1. Bước chuẩn bị hồ sơ khi làm thủ tục đầu tư dự án nhà ở thương mại
Chủ đầu tư cần chuẩn bị đủ hồ sơ, giấy tờ dưới đây:
- Giấy tờ chứng minh chức năng kinh doanh bất động sản, tư cách pháp lý của chủ đầu tư
- Giấy tờ chứng minh năng lực tài chính, kinh nghiệm của chủ đầu tư
- Văn bản đề nghị chấp thuận chủ trương dự án xây dựng nhà ở với các nội dung như cơ sở pháp lý, đề xuất chấp thuận quy định, lý do đề nghị chấp thuận, nội dung chứng minh sự phù hợp của dự án với chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương.
- Quyết định phê duyệt quy hoạch và bản vẽ quy hoạch chi tiết khu vực của dự án đã được phê duyệt
- Nội dung chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương đã được phê duyệt có liên quan đến việc triển khai thực hiện dự án.
Ngoài ra, chủ đầu tư cần thực hiện một số thủ tục liên quan như xin cấp phép quy hoạch, lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án, lập báo cáo tác động môi trường, đăng ký đầu tư.
Tuỳ thuộc vào từng dự án cụ thể, hồ sơ có thể thay đổi để linh hoạt hơn.
3.2. Nộp hồ sơ và đăng ký đầu tư
Chủ đầu tư nộp hồ sơ và đăng ký đầu tư, đăng ký cấp Giấy phép xây dựng dự án tại cơ quan có thẩm quyền.
Trường hợp chủ đầu tư uỷ quyền cho người khác nộp hồ sơ và nhận kết quả trả về thì phải có văn bản uỷ quyền hợp pháp và giấy tờ tuỳ thân hoặc Hợp đồng cung cấp dịch vụ làm hồ sơ giữa chủ đầu tư với tổ chức làm dịch vụ hồ sơ và giấy giới thiệu cho người được uỷ quyền nộp hồ sơ theo quy định của pháp luật.
3.3. Đợi thông báo của cơ quan
Sau khi thực hiện các thủ tục cần thiết theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền, chủ đầu tư sẽ đợi thông báo xét duyệt trước khi bắt tay vào việc thực hiện dự án.