Việc mượn tuổi xây nhà đang được rất nhiều gia đình áp dụng khi xây nhà vào năm không hợp tuổi. Bên cạnh thủ tục mượn tuổi làm nhà thì thủ tục về nhà mới khi mượn tuổi như thế nào là vấn đề dành được nhiều sự quan tâm. Hãy cùng bất động sản ODT tìm hiểu vấn đề này.
1. Ý nghĩa của việc mượn tuổi khi làm nhà
Trước khi đi vào tìm hiểu thủ tục về nhà mới khi mượn tuổi, chúng ta cần hiểu rõ việc mượn tuổi làm nhà có ý nghĩa như thế nào. Trong văn hoá của người Việt, khi thực hiện những công việc lớn như xây nhà, lập gia đình, mở công ty, mọi người thường rất quan tâm tới yếu tố phong thuỷ. Đặc biệt là đối với việc làm nhà.
Xem tuổi xây nhà có ý nghĩa quan trọng trong việc đem lại may mắn cho ngôi nhà và giúp gia chủ tránh được những vận hạn, xui xẻo. Tuy nhiên, nếu phạm vào hạn Kim Lâu, Tam Tai, Hoang Ốc thì gia chủ vẫn có thể tiến hành mượn tuổi làm nhà để tiến hành việc xây dựng trong năm đó mà không ảnh hưởng đến bản thân, gia đình.
Nói cách khác, việc mượn tuổi khi làm nhà là nhờ một người khác hợp tuổi để đứng ra nhận trách nhiệm về ngôi nhà trước Thổ công, Thổ địa nơi có đất xây nhà thay cho gia chủ với mục đích đem lại may mắn và tránh vận hạn xui xẻo.
2. Lưu ý khi mượn tuổi làm nhà
Để việc mượn tuổi làm nhà được tiến hành một cách thuận lợi, đúng phong thuỷ, bạn cần lưu ý những điều dưới đây:
- Chỉ mượn tuổi của người thân, người trong gia tộc, dòng họ.
- Người cho mượn tuổi nên là người lớn tuổi nhất trong nhà.
- Mỗi người chỉ được cho mượn tuổi để xây một ngôi nhà trong một thời điểm. Do đó, khi nhờ người khác cho mượn tuổi, bạn hãy hỏi kỹ vấn đề này để tránh trường hợp không mong muốn.
- Thủ tục mượn tuổi chỉ áp dụng trong trường hợp xây nhà mới, không áp dụng với trường hợp sửa nhà.
Hướng dẫn thủ tục mượn tuổi làm nhà
- Gia chủ viết giấy bán nhà tượng trưng cho người cho mượn tuổi
- Người cho mượn tuổi sẽ thay mặt gia chủ đứng ra làm lễ động thổ, bao gồm nghi lễ khấn vái, động thổ.
- Trong khi người cho mượn tuổi làm nghi lễ động thổ xây nhà, gia chủ và những người không hợp tuổi khác trong gia đình cần phải tránh đi chỗ khác cho đến khi hoàn thành lễ.
- Người cho mượn tuổi cũng sẽ thay gia chủ làm lễ nhập trạch với đầy đủ thủ tục như dâng hương, khấn và vái tổ tiên.
- Sau khi hoàn thành xong các nghi lễ, lúc này, gia chủ mới có thể xuất hiện và nhận bàn giao nhà lại từ người cho mượn tuổi và tiến hành làm lễ nhập trạch mới.
3. Thủ tục về nhà mới khi mượn tuổi
Thủ tục về nhà mới khi mượn tuổi hay còn gọi là thủ tục chuộc nhà trước khi dọn vào ở rất đơn giản. Gia chủ và các thành viên trong gia đình chỉ cần thực hiện những bước như sau:
- Nếu gia đình có đầy đủ vợ chồng và con cái thì người vợ sẽ mang một chiếc gương tròn vào trong nhà. Chú ý để mặt gương soi vào trong nhà. Người chồng sẽ mang vào nhà bát nhang thờ tổ tiên. Còn con cái và các thành viên còn lại sẽ mang những vật dụng như bếp lửa, gạo, chăn, đệm...
- Nếu gia đình không có đàn ông, tức là người chồng thì người phụ nữ sẽ bưng bát nhang thờ tổ tiên vào nhà trước, sau đó con cái sẽ mang vào bếp, gạo, nước cùng những vật dụng còn lại.
- Lưu ý khi làm thủ tục về nhà mới khi mượn tuổi, các thành viên trong gia đình cần mang đồ đạc, vật dụng vào nhà trước rồi mới mang đồ cúng vào. Không ai được vào nhà mà đi tay không.
- Người tuổi Dần và người phụ nữ mang thai trong gia đình sẽ không được phép dọn nhà.
- Gia chủ chọn giờ tốt để mang tiền, vàng, bạc hay những đồ vật quý giá vào trong nhà.
- Đối với lễ tân gia nhà mới, những người khách có thể tặng cho gia chủ những lễ vật như xoong nồi, nồi cơm điện bởi đây là những món quà có ý nghĩa phong thuỷ, tượng trưng cho sự no đủ, sung túc.
Trên đây là những chia sẻ liên quan đến thủ tục về nhà mới khi mượn tuổi. Hi vọng rằng bạn đã tìm được những thông tin hữu ích và có những kinh nghiệm cần thiết khi muốn xây nhà, chuyển nhà nhưng lại vào năm không hợp tuổi.