Dưới đây, bất động sản ODT sẽ hướng dẫn bạn lập mẫu kế hoạch kinh doanh bất động sản đầy đủ và chi tiết, giúp bạn kiên định với mục tiêu và dễ dàng hoàn thành những công việc đã đặt ra, từ đó, trở thành một nhà kinh doanh bất động sản xuất sắc nhất.
1. Tại sao phải lập mẫu kế hoạch kinh doanh bất động sản?
Đối với công ty và những người đứng đầu một tổ chức, doanh nghiệp, phòng ban, một bản kế hoạch kinh doanh bất động sản là công cụ quản lý tuyệt vời, giúp các công việc được tiến hành một cách trôi chảy và theo kế hoạch. Nó cũng giúp các công ty kinh doanh bất động sản hoàn thành các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn trong thời gian ngắn nhất.
Đối với các nhân viên kinh doanh bất động sản, bản kế hoạch chi tiết với đầy đủ các đầu mục công việc, mục tiêu cần hoàn thành sẽ giúp họ tận dụng thời gian, công sức của bản thân một cách hiệu quả, làm việc tập trung và không bị xao nhãng bởi những việc ngoài lề. Ngoài ra, việc đặt mục tiêu và hoàn thành nó trong thời gian quy định sẽ mang lại rất nhiều lợi ích trong bán hàng, tăng doanh số.
Đồng thời, với một bản kế hoạch cụ thể, doanh nghiệp và các cá nhân, những người hoạt động trong lĩnh vực bất động sản sẽ không còn phải lần mò trong bóng tối để thực hiện mục tiêu. Họ sẽ biết cần làm gì để thực hiện mục tiêu, hoàn thành công việc đã đặt ra một cách hiệu quả nhất. Từ đó, giúp họ tiết kiệm được rất nhiều thời gian.
Có thể nói, giống những các ngành nghề, lĩnh vực khác, mẫu kế hoạch kinh doanh bất động sản có một vai trò hết sức quan trọng, đặc biệt nó là cơ sở và công cụ để bước tới thành công.
2. Đối tượng nào cần lập kế hoạch kinh doanh bất động sản
Như đã nói ở trên, một kế hoạch kinh doanh bất động sản mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, công ty và cả những người kinh doanh bất động sản. Do đó, đối tượng cần lập kế hoạch kinh doanh bất động sản bao gồm cả những người thuộc ban quản lý doanh nghiệp như giám đốc, trưởng phòng, và cả những nhân viên kinh doanh mới bước vào nghề, thiếu kinh nghiệm và tầm nhìn kinh doanh lâu dài.
Tuy nhiên, kể cả khi bạn đã đúc kết được rất nhiều kinh nghiệm trong quá trình làm việc, một bản kế hoạch kinh doanh vẫn hết sức cần thiết. Đó là công cụ giúp bạn quản lý công việc và thời gian của bản thân một cách hiệu quả nhất.
3. Các bước lập kế hoạch kinh doanh bất động sản chi tiết
3.1. Đặt ra mục tiêu cụ thể và hấp dẫn
Trước khi lập mẫu kế hoạch kinh doanh bất động sản, hãy tự hỏi bản thân "bạn muốn điều gì?"; "bạn sẽ là ai trong một năm tới hay năm năm tới?"; "bạn muốn giúp ích gì cho công ty, cho sự phát triển của bản thân". Đây chính là mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của bạn.
Đừng đặt mục tiêu quá lớn, quá phi lý vì nếu không làm được, bạn sẽ cảm thấy thoái chí, hay thậm chí mất hứng thú trong công việc. Nhưng cũng đừng đặt mục tiêu quá nhỏ để bản thân không thể phát triển, dậm chân tại chỗ trong "vòng tròn an toàn" của mình.
3.2. Xây dựng con đường đi đến mục tiêu
Bước tiếp theo là trả lời cho câu hỏi "Bạn sẽ làm gì để hoàn thành được mục tiêu đã đặt ra?". Bước này rất quan trọng vì nó vạch ra một con đường cụ thể và không còn phải mày mò trong bóng tối.
Dưới đây là một số gợi ý bạn có thể tham khảo:
- Khoảng thời gian tối đa và tối thiểu để hoàn thành mục tiêu của bạn là gì?
- Chia nhỏ thời gian trong ngày thành các mốc thời gian khác nhau.
- Phân chia mục tiêu lớn thành các mục tiêu nhỏ hơn theo ngày, tuần, tháng, quý, năm.
- Người có thể hỗ trợ, giúp đỡ bạn hoàn thành mục tiêu là ai?
- Dự trù kinh phí.
- Đặt ra mức KPI hợp lý cho bản thân.
- Lập bảng Excel để quản lý các công việc và thời gian.
3.3. Xác định những thuận lợi và khó khăn
Theo "Mô hình phân tích SWOT" của các nhà kinh tế học của Viện Nghiên cứu Stanford lập, việc tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức có thể giúp các nhà lãnh đạo và cá nhân tìm ra giải pháp để thực hiện các hoạch định và có những thay đổi cần thiết để hoàn thành mục tiêu.
Bạn cũng có thể ứng dụng phân tích SWOT vào bản kế hoạch kinh doanh bất động sản của bản thân. Công cụ này sẽ giúp bạn phát huy được những điểm mạnh của bản thân và khắc phục, trau dồi những điểm yếu, khó khăn.
4. Yếu tố tiên quyết: Chăm chỉ và kiên trì
Việc lập kế hoạch kinh doanh bất động sản sẽ trở nên vô dụng nếu như bạn không đi theo nó. Hãy luôn đặt cam kết nỗ lực 120% để luôn thúc đẩy bản thân, không vì bất kỳ lý do gì mà bỏ cuộc.
Nếu như bạn cảm thấy nản chí, hãy nghe một bản nhạc hoặc trò chuyện cùng với người thân, bạn bè, đồng nghiệp. Biết đâu, họ sẽ là những người giúp bạn vực dậy tinh thần.
5. Luôn theo dõi, giám sát quá trình thực hiện mục tiêu
Cuối cùng, hãy luôn theo dõi, và đảm bảo bản kế hoạch được thực hiện đúng tiến độ. Việc quan sát, theo dõi kế hoạch cũng giúp bạn thấy được những khó khăn, khuyết điểm của bản thân để tìm cách khắc phục chúng.
Bạn có thể làm việc này vào cuối ngày, sau khi đã hoàn thành công việc của mình. Đây là thời gian mà bạn minh mẫn nhất để nhìn lại kết quả đạt được trong một ngày của minh. Với những công việc chưa hoàn thành, hãy đi tìm nguyên nhân và đưa ra giải pháp.