Kể từ ngày 15/08/2016, Thông tư 15/2016/TT-BXD chính thức có hiệu lực. Đây là văn bản hướng dẫn về cấp giấy phép xây dựng. Vì vậy, những người có nhu cầu xây dựng, đang hoạt động trong lĩnh vực nhà đất buộc phải hiểu và nắm rõ toàn bộ các điều khoản trong thông tư này. Nếu bạn vẫn còn mơ hồ về nó, đừng bỏ lỡ nội dung trong bài viết này.
1. Tổng quan về Thông tư 15/2016/TT-BXD
Phần lớn các công trình đều phải được cấp phép trước khi tiến hành triển khai thi công. Điều này đã được quy định rõ tại Luật Xây dựng. Thông tư 15/2016/TT-BXD ra đời để cụ thể hóa hơn điều này. Theo đó, để được cấp phép, người có nhu cầu xây dựng, chủ đầu tư dự án phải nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền.
Đương nhiên, tùy vào từng công trình mà hồ sơ nộp sẽ chia thành những loại khác nhau. Đó chính là lý do vì sao nhiều người gặp khó khăn khi nộp hồ sơ xin cấp phép. Hồ sơ đề nghị cấp phép xây dựng mới được phân thành 7 trường hợp gồm:
- Đối với công trình không theo tuyến
- Đối với công trình theo tuyến trong đô thị
- Đối với công trình tín ngưỡng
- Đối với công trình tôn giáo
- Đối với công trình quảng cáo
- Công trình tượng đài, tranh hoành tráng
Trong phần tiếp theo dưới đây, chúng tôi sẽ chỉ rõ nội dung hồ sơ tương ứng với 7 trường hợp này.
2. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với công trình không theo tuyến
Theo quy định thông tư, đối với công trình xây dựng không theo tuyến trong đô thị, chủ đầu tư cần chuẩn bị hồ sơ xin cấp phép xây dựng gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo mẫu tại phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư 15/2016/TT-BXD
- Bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc các loại văn bản, giấy tờ khác chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp
- Trường hợp xây dựng công trình nằm ngoài nhóm đất có mục đích sử dụng cho xây dựng thì cần nộp văn bản chấp thuận về vị trí xây dựng do Ủy ban Nhân dân cấp huyện nơi có đất cấp.
- 2 bộ bản sao bản vẽ thi công hoặc thiết kế kỹ thuật đã được phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng. Mỗi bộ gồm: Bản vẽ mặt bằng vị trí công trình trên lô đất theo tỉ lệ 1/100 - 1/500, kèm theo sơ đồ vị trí công trình; bản vẽ mặt bằng, các mặt cắt chủ yếu, mặt đứng của công trình tỉ lệ 1/50 - 1/200; Bản vẽ mặt bằng móng tỉ lệ 1/100 - 1/200 và mặt cắt móng tỉ lệ 1/50; sơ đồ đấu nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật tỉ lệ 1/50 - 1/200.
3. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với công trình theo tuyến trong đô thị
Theo quy định thông tư, đối với công trình xây dựng theo tuyến trong đô thị, chủ đầu tư cần chuẩn bị hồ sơ xin cấp phép xây dựng gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo mẫu tại phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư 15/2016/TT-BXD
- Bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc các loại văn bản, giấy tờ khác chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp
- Bản sao quyết định thu hồi đất do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo pháp luật về đất đai
- 2 bộ bản sao bản vẽ thi công hoặc thiết kế kỹ thuật đã được phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng. Mỗi bộ gồm: Sơ đồ vị trí tuyến công trình tỉ lệ 1/100 - 1/500; Bản vẽ mặt bằng tổng thể hoặc bản vẽ bình đồ công trình tỉ lệ 1/500 - 1/5000; Bản vẽ các mặt cắt ngang tỉ lệ 1/50 - 1/200;, cắt dọc tỉ lệ 1/50 - 1/200; sơ đồ đấu nối hệ thống hạ tầng kỹ thuật tỉ lệ 1/100 - 1/500.
4. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với công trình tín ngưỡng tôn giáo
Theo quy định thông tư, đối với công trình tín ngưỡng, tôn giáo, chủ đầu tư cần chuẩn bị hồ sơ xin cấp phép xây dựng gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo mẫu tại phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư 15/2016/TT-BXD
- Bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc các loại văn bản, giấy tờ khác chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp
- 2 bộ bản sao bản vẽ thi công hoặc thiết kế kỹ thuật đã được phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng. Mỗi bộ gồm: Bản vẽ mặt bằng vị trí công trình trên lô đất theo tỉ lệ 1/100 - 1/500, kèm theo sơ đồ vị trí công trình; bản vẽ mặt bằng, các mặt cắt chủ yếu, mặt đứng của công trình tỉ lệ 1/50 - 1/200; Bản vẽ mặt bằng móng tỉ lệ 1/100 - 1/200 và mặt cắt móng tỉ lệ 1/50; theo sơ đồ đấu nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật tỉ lệ 1/50 - 1/200.
- Bản sao giấy chứng nhận, văn bản chấp thuận về tính cấp thiết và quy mô công trình
Nếu thiếu sót trong quá trình nộp hồ sơ, cơ quan tiếp nhận sẽ yêu cầu chủ đầu tư phải nộp bổ sung. Vì vậy, chủ đầu tư cần nắm rõ các quy định của Thông tư 15/2016 để tránh mất nhiều công sức, thời gian đi lại.
5. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với công trình tượng đài, tranh hoành tráng
Xây dựng tượng đài và tranh hoành tráng là nhu cầu thực tế tại nhiều khu vực, từ nông thôn đến thành thị. Những công trình này thường có quy mô lớn nên đương nhiên phải xin cấp phép trước khi xây dựng. Theo quy định của thông tư, hồ sơ xin cấp phép gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo mẫu tại phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư 15/2016/TT-BXD
- Bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc các loại văn bản, giấy tờ khác chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp
- Bản sao văn bản chấp thuận của cơ quan thẩm quyền về văn hóa, di tích lịch sử
- Bản sao hồ sơ vị trí công trình tỉ lệ 1/100 – 1/500; bản vẽ mặt bằng công trình tỉ lệ 1/100 - 1/500; bản vẽ các mặt đứng, các mặt cắt chủ yếu công trình tỉ lệ 1/50 - 1/200.
6. Hồ sơ đề nghị cấp phép đối với công trình quảng cáo
Nhìn chung, hồ sơ cấp phép đối với các công trình quảng cáo tương tự như các công trình xây dựng mới khác. Tuy nhiên, nó vẫn có một vài điểm khác biệt. Cụ thể, hồ sơ xin cấp phép xây dựng đối với công trình quảng cáo gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo mẫu tại phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư 15/2016/TT-BXD
- Bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc các loại văn bản, giấy tờ khác chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp
- Bản sao hợp đồng thuê đất
- 2 bộ bản sao bản vẽ thi công hoặc thiết kế kỹ thuật đã được phê duyệt gồm: Sơ đồ vị trí công trình tỉ lệ 1/50 - 1/500; bản vẽ mặt cắt, mặt đứng tỉ lệ 1/50 - 1/200
Đối với trường hợp biển quảng cáo được gắn vào công trình đã được xây dựng thì cần thêm: Bản vẽ kết cấu của nơi sẽ gắn biển quảng cáo tỉ lệ 1/50; bản vẽ các mặt đứng công trình vị trí sẽ gắn biển quảng cáo tỉ lệ 1/50 - 1/100.
7. Đối với công trình của các cơ quan ngoại giao và tổ chức quốc tế
Theo Thông tư 15, bất kỳ một bộ hồ sơ xin cấp phép xây dựng đều phải có mẫu đơn đề nghị cấp phép. Người có nhu cầu có thể in ra rồi điền đầy đủ thông tin hoặc viết tay đều được. Ngoài ra, với các công trình của tổ chức quốc tế, cơ quan ngoại giao, chủ đầu tư cần phải chuẩn bị thêm các giấy tờ khác giống với các công trình không theo tuyến.
8. Những lưu ý khi làm hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo thông tư 15/2016/tt-bxd
Bên cạnh hồ sơ đề nghị cấp phép xây dựng thì địa điểm nộp hồ sơ cũng là câu hỏi được nhiều thắc mắc. Theo đó, người xin cấp phép phải nộp tại bộ phận tiếp nhận của UBND cấp huyện. Các cơ quan hành chính cấp xã không được phép tiếp nhận hồ sơ dù là bất kỳ trường hợp nào.
Trong quá trình chuẩn bị hồ sơ, luôn giữ các loại giấy tờ thật cẩn thận, sắp xếp gọn gàng. Đối với những loại giấy hai bản, hãy đảm bảo photo đầy đủ, tránh thiếu sót gây mất thời gian. Nếu được, hãy sắp xếp theo một trình tự cụ thể và đặt trong một túi đựng tài liệu
Về thời gian nộp hồ sơ, các cơ quan hành chính sẽ làm việc từ thứ 2 đến thứ 6, một số địa phương sẽ làm thêm vào sáng chủ nhật.
Nói chung thì các giấy tờ trong hồ sơ xin cấp phép xây dựng khá đơn giản, không có gì phức tạp. Căn cứ vào loại công trình mà hãy chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo thông tư 15/2016/TT-BXD. Hẹn gặp lại mọi người trong những bài viết sắp tới bất động sản ODT.