Để giữ chân người lao động, các doanh nghiệp thường đề ra chi phí thuê nhà cho nhân viên. Tuy nhiên, khoản chi phí này được tính và xử lý như thế nào. Hãy cùng bất động sản ODT tìm hiểu những điều cần biết về chi phí thuê nhà cho nhân viên.
1. Lợi ích từ việc doanh nghiệp trả chi phí thuê nhà cho nhân viên
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp có chính sách hỗ trợ tiền ăn, tiền chỗ ngủ cho công nhân viên, người lao động. Chính sách này mang lại nhiều ưu điểm cho doanh nghiệp như:
- Thu hút và giữ chân nhân tài về làm việc
- Dễ dàng quản lý
- Chăm sóc đời sống của nhân viên, từ đó nâng cao năng suất lao đồng.
2. Chi phí thuê nhà cho nhân viên là chi phí hợp lý cần đáp ứng điều kiện gì?
Theo Điều 4 Thông tư 95/2015/TT-BTC, tiền thuê nhà cho nhân viên được xem là chi phí hợp lý được quy định như sau:
- Các khoản phụ cấp cho người lao động đi công tác, tiền đi lại, tiền thuê chỗ ở cho người lao động nếu có đủ chứng từ sẽ được tính vào chi phí được trừ khi tính thu nhập chịu thuế.
- Trường hợp doanh nghiệp có khoản tiền đi lại, ăn ở, phụ cấp cho người lao động đi công tác và thực hiện đúng quy chế tài chính, quy chế nội bộ của doanh nghiệp thì được tính vào chi phí được trừ khi tính thu nhập chịu thuế.
Do đó, để chi phí thuê nhà cho người lao động trở thành chi phí hợp lý thì cần đáp ứng hai điều kiện sau:
- Được quy định cụ thể tại một trong các văn bản như Hợp đồng lao động, Quy chế khen thưởng, Quy chế chi tiêu nội bộ...
- Có đầy đủ hoá đơn chứng từ chứng minh theo quy định.
3. Trường hơp nào hợp đồng thuê nhà cho nhân viên được khấu trừ thuế GTGT
Hợp đồng cho thuê nhà ở cho người lao động được khấu trừ thuế GTGT đầu vào khi hoá đơn, chứng từ đứng tên doanh nghiệp cho thuê nhà ở cho các nhân, cán bộ, công nhân viên. Đồng thời, hợp đồng cần đảm bảo các quy định về hình thức và nội dụng.
Tuy nhiên, trong trường hợp hợp đồng cho thuê nhà đứng tên người lao động và phục vụ sinh hoạt cho người lao đồng thì doanh nghiệp không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào.
Ngoài ra, theo Khoản 15, Điều 14, Thông tư 219/2013/TT-BTC, doanh nghiệp không được khấu trừ thuế GTGT trong các trường hợp sau đây:
- Hoá đơn GTGT được sử dụng không đúng quy định của pháp luật, như chưa có thuế GTGT.
- Hoá đơn GTGT không ghi hoặc ghi sai thông tin tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán.
- Hơn đơn GTGT không ghi hoặc ghi sai thông tin tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua.
- Giả mạo hoá đơn, chứng từ GTGT, hoá đơn bị tẩy xoá, hoá đơn giả.
- Hoá đơn không đúng giá trị của hàng hoá, dịch vụ mua bán, trao đổi.
4. Thuế TNCN của hợp đồng thuê nhà cho nhân viên được tính như thế nào?
Khoản 2, Điều 11, Thông tư 92/2015/TT-BTC quy định, khoản tiền thuê nhà mà doanh nghiệp trả cho nhân viên, cán bộ, công nhân viên là khoản thu nhập chịu thuế TNCN nhưng không vượt quá 15% tổng thu nhập thực tế phát sinh, không bao gồm tiền thuê nhà.
Chẳng hạn: Anh A được doanh nghiệp trả tiền lương là 20 triệu đồng/tháng, tiền thuê nhà doanh nghiệp trả thay cho anh A là 3,5 triệu đồng/tháng.
15% chi phí tiền nhà là: 20 x 15% = 3 triệu đồng < 3,5 triệu đồng.
Tiền thuê nhà tính vào thu nhập chịu thuế của anh A là 3 triệu đồng. Phần tiền nhà dư ra 0,5 triệu đồng, không được tính vào thu nhập chịu thuế.
5. Cách hạch toán chi phí thuê nhà cho nhân viên
5.1. Khi thanh toán tiền thuê nhà cho nhân viên
Nợ TK 334: Phải trả công nhân viên (số tiền tính vào thu nhập chịu thuế).
Nợ TK 641, 642... (số tiền không tính vào thu nhập chịu thuế).
Có TK 111, 112: Tổng số tiền thanh toán tiền nhà cho nhân viên.
5.2. Khi trích quỹ tính lương cho nhân viên
Nợ TK 641, 642... (số tiền tính vào thu nhập chịu thuế)
Có TK 334: Phải trả công nhân viên (số tiền tính vào thu nhập chịu thuế)