Ngày nay, đất đai không chỉ là nơi để sinh sống, xây dựng mà còn là một loại hàng hóa mang lại giá trị lợi nhuận hấp dẫn. Ngành quản lý đất đai cũng vì thế mà rất hot. Nhưng ngành này có đặc điểm gì? Đào tạo những chuyên môn nào? Cơ hội nghề nghiệp và mức lương khoảng bao nhiêu? Nội dung dưới đây sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi này.
1. Ngành quản lý đất đai là gì?
Ngành quản lý đất đai hay Land Management là ngành đào tạo ra nguồn nhân lực để nghiên cứu và hoạt động trong những lĩnh vực về đất đai. Sinh viên theo học ngành này ngoài việc được trang bị những kiến thức chuyên sâu về lý thuyết, còn được đào tạo về thực tiễn.
Ngoài ra, sinh viên còn được thực hành những hoạt động liên quan đến khoa học và công nghệ hiện đại như GPS, đo toàn đạc điện tử, công nghệ ảnh số, viễn thám… để thu nhập những thông tin cần thiết về khu đất.
2. Ngành quản lý đất đai có đặc điểm gì?
2.1. Nhận biết tầm quan trọng của đất đai
Không riêng gì Việt Nam, đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý báu mà ông cha đã để lại cho thế hệ tương lai. Đất đai cũng bị giới hạn về mặt số lượng, cố định về vị trí. Vậy nên, những ai đã, đang và sẽ theo đuổi ngành Quản lý đất đai phải biết cách bảo vệ, cải tạo để đất được sử dụng một cách tích cực và đem lại hiệu quả cao nhất.
2.2. Thực hành thẩm định giá đất
Chính phủ ban hành những quy định về giá đất và Bộ Tài nguyên Môi trường cụ thể hóa bằng những thông tư thể hiện phương pháp, tiêu chí, cách đánh giá… Chỉ những người theo học, tiếp xúc với lĩnh vực này mới có cơ sở để thẩm định đất cũng như giá đất. Có như vậy thì quá trình đền bù, giải phóng mặt bằng mới thỏa đáng.
Bởi hiện nay, rất nhiều dự án chậm tiến độ, kéo dài thời hạn, đội vốn, làm lãng phí tài nguyên đất và thiệt hại kinh tế. Một trong những nguyên nhân là người dân không chịu di dời do mức đền bù chưa phù hợp. Nếu tiến hành định giá đất tốt hơn thì có thể hạn chế vấn đề này. Bên cạnh đó, việc xác định giá đất sai tại khu vực chuyển tiếp giữa nội thành và ngoại thành, giữa nông thôn và đô thị cũng là vấn đề khá nhức nhối.
3. Ngành quản lý đất đai học những gì?
Ngành quản lý đất đai sẽ trang bị cho người học những kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ sau:
- Nắm bắt được kiến thức cơ bản về địa chính, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Hiểu được những chính sách về quản lý, sử dụng đất đai và vận dụng chúng khi giải quyết các thủ tục hành chính, tranh chấp.
- Nắm bắt về nguyên lý hoạt động của thị trường bất động sản, những yếu tố có ảnh hưởng đến thị trường. Từ đó, ra quyết định đầu tư, kinh doanh chính xác.
- Xác lập, quản lý thông tin pháp lý về thửa đất: Hồ sơ địa chính, bản đồ địa chính, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất… và thực hiện các biến động khi cần thiết.
- Lên phương án quy hoạch sử dụng đất cho các mục đích phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh; xây dựng quy hoạch điểm dân cư, khu đô thị.
- Đánh giá tiềm năng đất đai, hiện trạng sử dụng sử dụng đất.
4. Học quản lý đất đai sau sẽ làm gì, làm ở đâu?
Đó là câu hỏi mà không ít người đặt ra khi tìm hiểu về ngành quản lý đất đai. Thậm chí, ngay cả những sinh viên đang theo học cũng mơ hồ về nơi mà mình sẽ làm việc, cống hiến trong tương lai. Khi học xong ngành quản lý đất, bạn có thể làm:
4.1. Cán bộ địa chính, chuyên viên quản lý đất đai
Vị trí này được tuyển cho các trung tâm đo đạc, trung tâm kỹ thuật địa chính, các phòng tư vấn đề về pháp luật; các cơ sở thực hiện công tác nghiên cứu đất; công ty bất động sản. Đối với sinh viên tốt nghiệp thì cơ hội xin làm việc ở phòng Tài nguyên, Ban quản lý đô thị cũng rất cao… vì nhân sự được đào tạo chính quy hiện khá ít.
4.2. Kỹ sư đất đai
Những sinh viên Quản lý đất đai có tác phong nhanh nhẹn, tinh thần cầu tiến cao, kỹ năng cá nhân lẫn làm việc nhóm tốt. Nếu đã từng có thời gian hoạt động trong lĩnh vực khảo sát, quản lý đất trước đó thì bạn có thể tìm kiếm cơ hội việc làm ở:
Bộ và các cơ quan ngang Bộ
- Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Bộ Khoa học và công nghệ;
- Bộ Tài chính;
Tổng cục và các cục
- Tổng cục Quản lý đất đai;
- Cục đo đạc bản đồ và thông tin Địa lý Việt Nam;
- Cục viễn thám Quốc Gia;
Viện và các hội:
- Viện Nghiên cứu Quản lý đất đai;
- Viện Quy hoạch đô thị và Nông thôn;
- Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ;
- Viện Quy hoạch thiết kế nông nghiệp;
- Viện Nông hóa thổ nhưỡng;
- Hội Trắc địa bản đồ Việt Nam;
Cơ quan hành chính công
- Phòng địa chính, xây dựng;
- Phòng Tài nguyên Môi trường;
- Sở Tài nguyên Môi trường;
- Văn phòng đăng ký đất đai;
Các đơn vị sự nghiệp
- Báo Tài nguyên Môi trường;
- Trường Đại học Tài nguyên Môi trường;
- Nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học đất;
- Nghiên cứu, tư vấn lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
- Công ty – đơn vị đo đạc thành lập bản đồ;
Tư nhân:
- Những sàn giao dịch bất động sản, công ty môi giới;
- Trung tâm định giá đất;
- Công ty bản đồ, trắc địa.
5. Học quản lý đất đai tìm việc có khó không?
Nếu theo học chuyên ngành công nghệ thông tin thì bạn sẽ làm việc ở các khu công nghiệp, nhà máy, còn nếu học ngành Quản lý đất đai thì sinh viên mới ra trường có cơ hội thực tập và nhận vào làm ở các cơ quan hành chính Nhà nước.
Cũng không thể phủ nhận được rằng, đất đai những năm qua nhận được một dòng tiền lớn từ những nhà đầu tư cả trong lẫn ngoài nước. Vì thế theo học ngành này cũng có một số lợi thế nhất định. Sinh viên khi tốt nghiệp ra trường cũng được săn đón nhiều hơn.
Nhưng hỏi học quản lý đất đai có dễ tìm việc không thì rất khó trả lời. Bởi lẽ mỗi người có một hoàn cảnh khác nhau và sự cố gắng không giống nhau. Những ai biết cố gắng, tận dụng thời gian khi ngồi ghế nhà trường thì cơ hội chắc chắn lớn hơn những người không chú tâm.
Hay người luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ thì sẽ dễ thăng tiến trong sự nghiệp, cánh cửa thi đỗ vào môi trường hành chính Nhà nước rộng mở hơn. Ngoài ra Bạn cũng có thể chọn con đường khác ngoài Nhà nước như các công ty bất động sản, đơn vị đo đạc, trắc địa độc lập, các sàn môi giới, tư vấn viên…
6. Những yêu cầu khi làm việc trong lĩnh vực quản lý đất đai
- Có đạo đức nghề nghiệp: Đây là yêu cầu bắt buộc phải có khi làm bất kỳ công việc, trong bất cứ ngành nghề nào. Đất đai là vấn đề nhạy cảm nên yêu cầu càng cao. Một người có đạo đức nghề nghiệp phải luôn giữ vững được lập trường, bản lĩnh chính trị, không bị những thứ trái đạo đức điều khiển hành vi của mình để trục lợi hay vi phạm pháp luật.
- Có tinh thần học hỏi: Có đức mà không có tài thì làm gì cũng khó. Trong khi đặc thù của các công việc trong ngành quản lý đất đai có khối lượng lớn, đòi hỏi nhiều thông tin. Vì vậy, người theo học phải không ngừng trau dồi kiến thức, không ngừng cập nhật những quy định, chính sách mới với thái độ tích cực. nhiệt tình, hăng say.
- Có khả năng suy luận khoa học, logic: Mọi hoạt động sinh sống, làm việc của con người đều diễn ra trên đất đai. Do đó, công tác quản lý đất đai sẽ liên quan đến cả các vấn đề như kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường… Người học cần phải suy luận sắc bén, liên kết các vấn đề một cách logic để đưa ra hướng quản lý, giải quyết phù hợp.
- Có khả năng sáng tạo, năng động: Những điều này sẽ giúp người học dễ dàng và thuận tiện hơn khi ứng dụng được công nghệ thông tin vào trong quản lý đất đai. Đồng thời, sự năng động còn làm người học nhạy bén với những biến động của thị trường. Từ đó, suy ra những ảnh hưởng, tác động của nó đến đất đai.
7. Mức lương khi làm công việc quản lý đất đai?
Thu nhập bình quân của sinh viên quản lý đất đai mới làm việc là khoảng 4,5 – 6 triệu đồng/tháng. Con số này với các chuyên viên là 7 – 10 triệu đồng/tháng. Tùy theo thâm niên mà mức lương sẽ tăng dần lên. Nếu làm tư nhân thì tùy thuộc vào năng lực kinh doanh của bạn, có thể 20 – 30 triệu đồng, thậm chí là cao hơn thế nhiều lần.
Hy vọng nội dung trên đây của bất động sản ODT sẽ giúp bạn đọc hình dung về ngành quản lý đất đai trước khi ra quyết định có nên theo học hay không. Không có con đường nào toàn hoa hồng nên hãy chuẩn bị thật kĩ lưỡng và luôn đặt niềm tin vào ngành mình đã chọn. Đừng quên chia sẻ thông tin này rộng rãi để giúp những người khác nữa nhé.