Khi xem bản đồ quy hoạch, bản đồ địa chính hay trên sổ đỏ, nhiều người sẽ thắc mắc và không biết đất BHK là gì? Nếu cũng đang tìm đáp án cho câu hỏi này, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn. Bên cạnh đó, chúng tôi còn cung cấp thêm những quy định pháp lý liên quan đến mục đích sử dụng loại đất này.
1. Định nghĩa đất BHK là gì?
Theo thông tư 27/2018/TT do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành, đất BHK là ký hiệu của nhóm đất bằng phẳng ở đồng bằng, thung lũng, cao nguyên để trồng cây hàng năm khác. Nó là một phân nhánh của nhóm đất trồng cây hàng năm và thuộc loại đất nông nghiệp.
2. Mục đích sử dụng của đất BHK
Sau khi đã biết được đất BHK là gì rồi thì chúng ta phải nắm rõ được mục đích sử dụng của loại đất này. Đất BHK chuyên dùng để trồng những loại cây có thời gian sinh trưởng ngắn. Cụ thể, khoảng thời gian từ lúc gieo trồng, sinh trưởng cho đến khi thu hoạch và kết thúc chu kỳ sản xuất là không quá 1 năm.
Nó cũng bao gồm cả những loại cây lưu gốc để thu hoạch trong thời hạn không quá 5 năm và trường hợp trồng cây hàng năm không theo chế độ canh tác thường xuyên, theo chu kỳ.
Một số loại cây được trồng ở đây là rau màu, cây dược liệu, mía, gai, đay, sả, dầu tằm, cói, đất trồng cỏ và đất có cỏ tự nhiên được cải tạo để chăn nuôi gia súc. Lưu, đất trồng lúa có phân nhóm riêng nên sẽ không được tính vào đất BHK
3. Bảng mã các loại đất
Không riêng gì BHK mà loại đất trong thực tế đều được có một mã ký hiệu đại diện cho mọi mục đích sử dụng của chúng. Nhờ vào đó mà công tác quản lý đất đai, cấp sổ đỏ của Nhà nước được thuận tiện. Người sử dụng cũng biết được ý nghĩa các loại đất và tra cứu thông tin pháp lý nhanh chóng hơn.
Chẳng hạn như nhóm đất nông nghiệp được chia thành 12 loại đất nhỏ hơn, tương đương với 12 mã ký hiệu. Bên trong nhóm đất phi nông nghiệp cũng chứa 38 mã ký hiệu. Đất chưa sử dụng có 3 mã. Tất cả những mã này đều không trùng lặp và bao gồm 3 chữ cái.
Trong đó, đất BHK đứng ở vị trí thứ tư trong nhóm đất nông nghiệp. Hệ thống mã đất được thể hiện chi tiết trong mục III phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT.
STT |
LOẠI ĐẤT |
MÃ |
I |
NHÓM ĐẤT NÔNG NGHIỆP |
NNP |
1 |
Đất chuyên trồng lúa nước |
LUC |
2 |
Đất trồng lúa nước còn lại |
LUK |
3 |
Đất lúa nước |
LUN |
4 |
Đất bằng trồng cây hàng năm khác |
BHK |
5 |
Đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác |
NHK |
6 |
Đất trồng cây lâu năm |
CLN |
7 |
Đất rừng sản xuất |
RSX |
8 |
Đất rừng phòng hộ |
RPH |
9 |
Đất rừng đặc dụng |
RDD |
10 |
Đất nuôi trồng thủy sản |
NTS |
11 |
Đất làm muối |
LMU |
12 |
Đất nông nghiệp khác |
NKH |
II |
NHÓM ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP |
PNN |
1 |
Đất ở tại nông thôn |
ONT |
2 |
Đất ở tại đô thị |
ODT |
3 |
Đất xây dựng trụ sở cơ quan |
TSC |
4 |
Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp |
DTS |
5 |
Đất xây dựng cơ sở văn hóa |
DVH |
6 |
Đất xây dựng cơ sở y tế |
DYT |
7 |
Đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo |
DGD |
8 |
Đất xây dựng cơ sở thể dục thể thao |
DTT |
9 |
Đất xây dựng cơ sở khoa học và công nghệ |
DKH |
10 |
Đất xây dựng cơ sở dịch vụ xã hội |
DXH |
11 |
Đất xây dựng cơ sở ngoại giao |
DNG |
12 |
Đất xây dựng công trình sự nghiệp khác |
DSK |
13 |
Đất quốc phòng |
CQP |
14 |
Đất khu an ninh |
CAN |
15 |
Đất khu công nghiệp |
SKK |
16 |
Đất khu chế xuất |
SKT |
17 |
Đất cụm công nghiệp |
SKN |
18 |
Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp |
SKC |
19 |
Đất thương mại, dịch vụ |
TMD |
20 |
Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản |
SKS |
21 |
Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm |
SKX |
22 |
Đất giao thông |
DGT |
23 |
Đất thủy lợi |
DTL |
24 |
Đất công trình năng lượng |
DNL |
25 |
Đất công trình bưu chính, viễn thông |
DBV |
26 |
Đất sinh hoạt cộng đồng |
DSH |
27 |
Đất khu vui chơi, giải trí công cộng |
DKV |
28 |
Đất chợ |
DCH |
29 |
Đất có di tích lịch sử – văn hóa |
DDT |
30 |
Đất danh lam thắng cảnh |
DDL |
31 |
Đất bãi thải, xử lý chất thải |
DRA |
32 |
Đất công trình công cộng khác |
DCK |
33 |
Đất cơ sở tôn giá |
TON |
34 |
Đất cơ sở tín ngưỡng |
TIN |
35 |
Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa nhà tang lễ, nhà hỏa táng |
NTD |
36 |
Đất sông, ngòi, kênh, rạch,suối |
SON |
37 |
Đất có mặt nước chuyên dụng |
MNC |
38 |
Đất phi nông nghiệp khác |
PNK |
III |
NHÓM ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG |
CSD |
1 |
Đất bằng chưa sử dụng |
BCS |
2 |
Đất đồi núi chưa sử dụng |
DCS |
3 |
Núi đá không có rừng cây |
NCS |
4. Những quy định pháp lý về đất BHK
4.1. Thời hạn sử dụng đất BHK
Đất BHK sử dụng ổn định lâu dài: Chủ yếu là các trường hợp Nhà nước giao đất, công nhận quyền sử dụng cho các cộng đồng dân cư. Người dân được cấp sổ đỏ và khai thác tiềm năng, lợi nhuận từ đất.
Đất BHK có thời hạn sử dụng. Tùy vào đối tượng được giao, cho thuê và nhu cầu thực tế mà đất BHK có thời hạn như sau:
- Thời hạn 5 năm: Đất có nguồn gốc từ quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn cho người sử dụng thuê lại.
- Thời hạn 50 năm: Đất do Nhà nước cấp cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp. Khi hết thời hạn, nếu vẫn còn nhu cầu thì có thể gia hạn thêm tối đa 50 năm.
- Thời hạn 70 năm: Đất của tổ chức được Nhà nước giao/cho thuê để sử dụng cho mục đích sản xuất nông nghiệp. Khi hết thời hạn, nếu vẫn còn nhu cầu thì có thể làm hồ sơ xin gia hạn.
Dĩ nhiên, thời hạn trên có thể bị rút ngắn nếu người sử dụng không còn nhu cầu nữa. Hoặc người sử dụng vi phạm các quy định như sử dụng sai mục đích, cố ý hủy hoại đất, để đất bị lấn chiếm, chuyển nhượng trái phép, không đúng đối tượng, không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính…
4.2. Đất BHK có được phép tách thửa không?
Pháp luật hiện hành không cấm tách thửa đất BHK. Nhưng thửa đất phải đáp ứng được tất cả các điều kiện sau đây:
- Thứ nhất: Đất BHK đang sử dụng hợp pháp, tức là phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Thứ hai: Đảm bảo hiện trạng sử dụng đất. Hiểu đơn giản, tất cả các thửa đất sau khi tách đều phải là đất BHK. Nếu muốn chuyển mục đích thì phải đối chiếu với quy hoạch.
- Thứ ba: Phù hợp với quy định từng địa phương. Mỗi UBND tỉnh, thành phố sẽ có những điều khoản khác nhau về diện tích tối thiểu để được cấp giấy chứng nhận. Nếu thửa đất không đảm bảo diện tích sau khi tách thì sẽ không thể thực hiện biến động
4.3. Đất BHK có được chuyển mục đích thành đất thổ cư hay không?
Nhà nước cho phép người sử dụng đất BHK chuyển mục đích sử dụng sang đất ở, đất thổ cư khi thỏa mãn tất cả những điều kiện sau:
- Thứ nhất: Mảnh đất có giá trị pháp lý, không tranh chấp và có giấy chứng nhận quyền sử dụng.
- Thứ hai: Đất thổ cư là đất sử dụng ổn định lâu dài nên đất BHK không được phép là đất thuê hay có thời hạn sử dụng.
- Thứ ba: Phù hợp với quy hoạch (Khi nộp hồ sơ chuyển đổi mục đích, cơ quan chức năng sẽ làm việc này).
- Thứ tư: Hoàn thành nghĩa vụ tài chính
4.4. Có thể thế chấp đất BHK không?
Điều 188, Luật Đất đai 2013 quy định: Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:
- Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đủ điều kiện nhưng chưa làm thủ tục cấp;
- Đất không có tranh chấp;
- Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
- Còn thời hạn sử dụng đất.
Do đó, đất BHK có thể dùng làm tài sản để vay thế chấp ngân hàng. Tuy nhiên, vốn dĩ BHK là đất chuyên trồng cây nên giá trị giao dịch thường không cao. Số tiền vay được từ ngân hàng cũng không thể nhiều như đất ở, đất thổ cư.
5. Phân biệt đất BHK và đất CLN
Nếu là một người không chuyên thì việc nhầm lẫn các mã loại đất với nhau là điều khó tránh khỏi. Trong đó, đất BHK và đất CLN là hai mã thường xuyên bị lẫn lộn với nhau. Bởi lẽ cả hai mã vừa có điểm khác nhau nhưng cũng có điểm tương đồng.
5.1. Điểm giống nhau
Trước tiên, BHK và CLN đều thuộc nhóm đất nông nghiệp trong phụ lục của Thông tư 25/2014/TT-BTNMT. Mục đích cơ bản của hai nhóm đất là chuyên trồng cây cối phục vụ sản xuất nông nghiệp. Thời hạn cũng tương đương nhau. Vì vậy nếu có nhu cầu chuyển đổi mục đích giữa hai loại này thì rất dễ dàng.
5.2. Những điểm khác nhau
Điểm khác biệt dễ nhận thấy nhất giữa BHK và CLN là loại cây trồng. Đất CLN được sử dụng cho những loại cây được trồng một lần nhưng sinh trưởng và cho thu hoạch trong thời gian dài, thường là vài năm hoặc nhiều vụ. Ví dụ như:
- Các loại cây công nghiệp: Ca cao, cà phê, cao su, hồ tiêu…
- Các loại cây ăn quả lâu năm: Cam, mận, bưởi, sầu riêng, xoài, măng cụt…
- Các loại cây dược liệu lâu năm: Quế, hồi, sâm, long não, đỗ trọng…
- Các loại cây lấy gỗ, tạo cảnh quan bóng mát: Lộc vừng, bạch đàn, keo, xoan…
Trong khi đó, đất BHK chỉ trồng những loại cây ngắn hạn trong 1 năm như mía, dâu tằm, cây họ đậu, bắp, cây hoa màu ngắn ngày… Trường hợp trồng xen kẽ những loại cây này với cây lâu năm thì sẽ xác định là đất CLN.
Như vậy là chúng tôi vừa mang đến bài viết “Đất BHK là gì? Những quy định pháp lý liên quan đến đất BHK”. Hy vọng bạn đọc đã hiểu rõ hơn về một trong những loại đất rất phổ biến này. Đừng quên truy cập vào thường xuyên bất động sản ODT để có thêm nhiều kiến thức bổ ích khác.