Nhà sàn không phải là kiểu kiến trúc mới nhưng cũng không quá lỗi thời. Những năm qua, nhu cầu của người dân với nhà sàn ngày một tăng. Nếu bạn đang có ý định sở hữu một căn nhà sàn đẹp thì đừng bỏ qua những chia sẻ sau của ODT.

1. Nhà sàn là gì?

Nhà sàn là gì?

Nhà sàn là kiến trúc truyền thống, thường thấy ở khu vực miền núi nước ta. Không chỉ là nơi che mưa che nắng, nhà sàn còn bảo vệ đồng bào dân tộc vùng cao khỏi sự tấn công của thú dữ. Tuy xã hội vẫn không ngừng phát triển, nhiều loại hình nhà ở mới đã ra đời nhưng chúng ta thi thoảng vẫn sẽ bắt gặp được kiến trúc nhà này dù là ở nông thôn hay thành thị.

Trên thực tế, những nhà sàn nguyên bản ở miền núi sử dụng những nguyên, vật liệu khá thô sơ như tre, gỗ, nứa, vầu… Đặc biệt, nền nhà được xây dựng trên những cột gỗ cao, nằm cách khá xa mặt đất. Mục đích của việc làm như vậy là để tránh ngập khi có mưa lớn và tránh động vật hoang dã vào trong nhà.

Thiết kế căn bản là vậy, nhưng mỗi một dân tộc lại có cách xây dựng khác nhau để phù hợp với điều kiện sống và tập quán của mình. Chẳng hạn như người Nùng, Tày, họ thường chọn nơi có núi đồi để xây nhà sàn tựa lưng vào đó. Phần trước mặt sẽ dùng để canh tác. Về thiết kế, bề ngang nhà sàn người Nùng thường rộng, lòng nhà sâu, thường có 6-8 cột. Còn dân tộc Thái, nhà sàn nhìn trực tiếp ra rừng, thể hiện ý chí và sức sống mãnh liệt.

2. Đặc điểm trong kiến trúc nhà sàn đẹp

Đặc điểm trong kiến trúc nhà sàn đẹp

2.1. Phong cách thiết kế

Tùy theo nhu cầu mà nhà sàn ngày nay được thiết kế theo nhiều phong cách khác nhau. Song, 2 phong cách chiếm đại đa số là nhà sàn hiện đại cho gia đình và nhà sàn phục vụ khách du lịch.

Trong đó, những nhà sàn cho gia đình thường được chú trọng vào nguyên vật liệu xây dựng và hướng nhà. Mục tiêu cuối cùng vẫn là đảm bảo nhà sàn giữ được nét đẹp vốn có của nó mà vẫn đáp ứng tốt các nhu cầu sinh hoạt thường ngày. Còn với kiểu nhà sàn cho khách du lịch thì nó quan tâm đến trải nghiệm trong thời gian ngắn, miễn sao là thông thoáng, thu hút, bắt mắt là được.

2.2. Vật liệu làm nhà sàn

Một căn nhà sàn chuẩn truyền thống phải được dựng lên từ những nguyên, vật liệu từ thiên nhiên như gỗ, tre, nứa, dây mây, lá tranh… Nhưng để tăng tuổi thọ cho căn nhà, giải quyết cho sự thiếu hụt nguyên liệu thì nhà sàn ngày nay đã dần chuyển sang bê tông cốt thép. Đây được gọi là mẫu nhà sàn hiện đại, nhưng về cơ bản nó vẫn giữ được nét đặc trưng cần có trong thiết kế.

2.3. Thiết kế cầu thang nhà

Đối với người Tây Nguyên, một mẫu nhà sàn tiêu chuẩn có số bậc thang là 7. Cầu thang phải được làm từ một thân cây gỗ to, mỗi bậc sẽ được chạm khắc tỉ mỉ bằng tay, mang những nét đặc trưng của văn hóa bản địa. Phía bên phải khắc con rùa là tượng trưng cho sự trường tồn, vĩnh cửu. Phía bên trái sẽ khắc hình trăng và hình bầu ngực người phụ nữ là biểu tượng cho sự nuôi dưỡng.

3. Xu hướng thiết kế sàn đẹp, đang được ưa chuộng

3.1. Nhà sàn gỗ truyền thống

Mỗi một dân tộc, một vùng miền lại có cách thiết kế nhà sàn khác nhau. Đây là đặc điểm để phân biệt sự khác biệt về văn hóa. Đồng thời, nó cũng phản ánh đời sống sinh hoạt, khí hậu tại khu vực đó. Với điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, như Việt Nam, mẫu nhà sàn bằng gỗ truyền thống, có mái nhà cao, khả năng cách nhiệt tốt, độ bền cao là vô cùng thích hợp.

Đặc biệt, thiết kế phần mái dốc sẽ giúp căn nhà mát hơn vào những ngày hè. Khi trời mưa, tốc độ tiêu thoát nước cũng nhanh hơn. Diện tích tiêu chuẩn cho nhà sàn gỗ truyền thống khoảng 5x2.5m/8.75m2 là đã đủ.

Nguyên vật liệu dựng phổ biến nhất là gỗ vì tính thẩm mỹ cao, quen thuộc, lại tạo ra không khí thoáng mát. Độ bền đẹp của gỗ cũng được đánh giá là lâu dài khi càng dùng thì màu gỗ sẽ càng đẹp và tự nhiên. Có thể kể đến một số mẫu thiết kế nhà sàn gỗ đẹp, được ưa chuộng hiện nay như:

3.1.1. Mẫu nhà sàn gỗ đơn giản

Mẫu nhà sàn gỗ đơn giản

Vẫn với chất liệu chủ đạo là gỗ, mẫu nhà sàn đơn giản thường được thiết kế với hơi hướng cổ điển. Tùy vào số vốn của mình mà gia chủ nên lựa chọn loại gỗ thích hợp. Đương nhiên, loại gỗ rẻ tiền sẽ không thể bền đẹp và thu hút như những loại gỗ đắt tiền được. Quan trọng nhất vẫn là cân bằng giữa chất lượng và tài chính.

3.1.2. Mẫu nhà sàn gỗ kết hợp kính

Mẫu nhà sàn gỗ kết hợp kính

Một kiểu cách tân nhà sàn đã và đang xuất hiện ở nhiều nơi là nhà gỗ lắp kính. Lợi ích của sự kết hợp này là tạo không gian mở, tầm nhìn rộng và thoáng mát hơn. Chi phí xây dựng phụ thuộc vào diện tích nhưng gia chủ nên chú trọng đầu tư hơn cho nội thất để làm nổi bật lên vẻ sang trọng, hiện đại cho căn nhà.

3.1.3. Mẫu nhà sàn gỗ chạm trổ tinh xảo

Mẫu nhà sàn gỗ chạm trổ tinh xảo

Hình ảnh nhà sàn gỗ được chạm trổ tinh xảo thường được bắt gặp ở những vùng đồng bằng có đồi núi hay gần ruộng. Phần không gian phía dưới được dùng làm nơi chứa dụng cụ làm nông, phần bên trên làm khu sinh hoạt. Để có được những cây gỗ chạm khắc hoa văn, họa tiết cầu kỳ, tinh xảo thì chi phí cũng khá đắt đỏ. Vậy nên, chỉ những gia đình khá giả mới có điều kiện chọn mẫu thiết kế này.

3.1.4. Mẫu nhà sàn gỗ kiểu Thái Lan, Lào

Mẫu nhà sàn gỗ kiểu Thái Lan, Lào

Lấy cảm hứng từ những mẫu nhà tại xứ sở chùa vàng, các kiến trúc sư đã áp dụng để phù hợp với điều kiện và xu hướng ở Việt Nam. Nhìn từ bên ngoài, nhà sàn kiểu Thái có kết cấu khỏe khoắn với những đường nét hài hòa. Điểm nổi bật nhất là thiết kế kiểu giả cổng, mái nhà được cách điệu với nhiều điểm nhọn chọc thẳng lên trời.

3.1.5. Mẫu nhà sàn gỗ 3 gian

Mẫu nhà sàn gỗ 3 gian

Trong các mẫu nhà sàn thì nhà 3 gian được nhiều gia chủ lựa chọn bởi nó mang đến cảm giác gần gũi, thân thuộc và có nét gì đó truyền thống. Thiết kế nhà 3 gian thường tập trung cho khu sinh hoạt chung nên các thành viên trong gia đình sẽ có ít không gian riêng tư hơn. Về chi phí, kiểu nhà 3 gian không quá tốn kém. Tuy nhiên để đảm bảo căn nhà vững chãi thì gia chủ nên chọn mua những cây gỗ tốt làm khung cột chính.

3.1.6. Mẫu nhà sàn gỗ phủ mái lá

Mẫu nhà sàn gỗ phủ mái lá

Nhà sàn phủ mái lá có ưu điểm là mát mẻ. Nhưng nó lại chịu nhiều ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên như mưa, bão vì dễ bị dột và ẩm mốc. Để tránh điều này, gia chủ phải thường xuyên gia cố. Vì thế, đây chỉ là phương án nhà ở tạm thời.

3.2. Nhà sàn hiện đại

Trước kia, nguyên liệu gỗ khá dồi dào. Nhưng để góp phần bảo vệ rừng tự nhiên, bê tông cốt thép đang dần được áp dụng trong xây dựng nhà sàn. Sự thay đổi này sẽ không làm giảm đi vẻ đẹp truyền thống và thói quen sinh hoạt. Đồng thời, nhà sàn bằng bê tông còn có điểm cộng nữa là vững chắc, khả năng chịu được tác động của thời tiết cũng cao hơn gỗ. Do đó, nhà sàn bê tông mà ít phải sửa chữa, tuổi thọ lâu dài hơn.

Với kĩ thuật, công nghệ ngày càng hiện đại thì bê tông cũng có thể tạo ra những đường nét tinh xảo, họa tiết thu hút. Điều đó cho phép các chủ nhà cũng như kiến trúc sư thoải mái sáng tạo nên những phong cách riêng biệt. Từ thiết kế truyền thống mái thái, thiết kế biệt thự, cổ điển với hiện đại cho đến sử dụng vào mục đích thương mại như nhà hàng, quán ăn… Một số mẫu biệt thự hiện đại mà bạn đọc có thể tham khảo như:

3.2.1. Mẫu nhà sàn bê tông phong cách biệt thự

Mẫu nhà sàn bê tông phong cách biệt thự

Không hoàn toàn mang phong cách biệt thự hiện đại, mẫu nhà sàn này vẫn pha trộn một ít nét đặc trưng của vùng quê Việt. Thay vì dùng gỗ, các cột trụ sẽ được làm bằng bê tông để tạo nền móng cố định, vững chãi. Nền nhà vẫn nằm cách xa mặt đất nên tránh được động vật hoang dã, côn trùng trong mùa sinh sôi.

3.2.2. Mẫu nhà sàn bê tông kết hợp phong cách cổ điển, hiện đại

Mẫu nhà sàn bê tông kết hợp phong cách cổ điển, hiện đại

Mẫu nhà sàn phong cách này rất thích hợp để xây ở khu vực đô thị, thành phố. Phần bên trên sẽ xây như những căn nhà bình thường. Còn phía dưới có thể bố trí làm gara để ô tô, xe máy hay kho giữ đồ cũng rất tiện.

3.2.3. Mẫu nhà sàn phục vụ làm quán ăn, homestay

Mẫu nhà sàn phục vụ làm quán ăn, homestay

Sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội nên nhà sàn còn được nhiều chủ nhà thiết kế cho các mục đích thương mại như homestay nghỉ dưỡng hay kinh doanh quán ăn. Những khách hàng sử dụng dịch vụ thường cũng bị hấp dẫn bởi những loại hình kinh doanh này. Cùng với số vốn bỏ ra vừa phải nhưng khả năng thu lợi nhanh chóng, nhà sàn kiểu này đang được ưa chuộng. Lưu ý, nếu quá phụ thuộc vào bê tông thì sẽ mất đi cảm giác bình dị, mộc mạc của nhà sàn.

3.2.4. Nhà sàn bê tông 2 tầng

Nhà sàn bê tông 2 tầng

Lấy cảm hứng từ những căn penthouse thời thượng, nhà sàn bê tông hai tầng có lối thiết kế sang trọng. Từ ngoại thất cho đến nội thất bên trong đều toát lên vẻ đẹp hiện đại, ấm cúng mà vẫn tối giản. Không gian phía dưới cũng có thể tận dụng làm nơi để xe, chứa đồ. Muốn tạo thêm điểm nhấn cho căn nhà thì gia chủ nên cân nhắc lựa chọn chất liệu cửa bằng kính.

4. Chi phí thi công nhà sàn

Về chi phí, cũng như các loại nhà ở khác, chi phí xây dựng nhà sàn phụ thuộc vào diện tích mặt bằng, nguyên vật liệu. Ước tính, với một căn nhà sàn bê tông 65 - 70m2 thì sẽ phải bỏ ra khoảng 250 - 350 triệu đồng. Số tiền này so với việc chống thấm, chống mối mọt rất hợp lý nên được nhiều gia chủ hướng đến.

Về thi công, dù là kiểu hiện đại hay truyền thống, làm bằng gỗ hay bê tông thì cũng đều có những bước chính như sau: Lạm trụ chính, làm cầu thang, lợp mái, ngăn vách phòng, lát sàn… Để căn nhà trở nên mềm mại, tinh tế hơn thì trên những thanh xà ngang gia chủ nên thiết kế thêm những hoa văn biểu trưng cho núi rừng như voi, chim, hổ, kỳ đà, hoa ban…

Hy vọng với bài viết này, đã giúp bạn đọc chọn được cho mình một nhà sàn có thiết kế và chất liệu phù hợp nhất. Hãy truy cập bất động sản ODT thường xuyên để cập nhật những thông tin có ích về bất động sản, thiết kế, xây dựng nhé.