Đơn xin xác nhận tình trạng nhà ở là gì? Khi nào cần làm đơn xin xác nhận nhà ở? Mẫu đơn xin xác nhận tình trạng nhà ở mới nhất. Dưới đây, bất động sản ODT sẽ giúp bạn hiểu rõ vấn đề này thông qua bài viết dưới đây.
1. Đơn xin xác nhận tình trạng nhà ở là gì?
Mẫu đơn xin xác nhận tình trạng nhà ở là giấy tờ mà người làm đơn viết và gửi cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xác nhận tình trạng nhà ở mà bạn đang có ý định mua hay giao dịch nhằm xác định nó có tranh chấp hay không, có vi phạm quy hoạch hay không, nhà ở có hợp pháp...
Thủ tục xác nhận tình trạng nhà ở nhằm đề nghị cơ quan có thẩm quyền xác nhận về tình trạng ổn đinh, tranh chấp, lấn chiếm, quy hoạch,... của nhà đất có địa chỉ tại địa phương đó.
2. Khi nào cần làm đơn xin xác nhận nhà ở?
Việc giao dịch, chuyển nhượng, tặng cho nhà đất cần đảm bảo những điều kiện và quy định nhất định. Cụ thể, theo Điều 188 Luật Đất đai 2013, việc thực hiện chuyển nhượng, tặng cho, góp vốn quyền sử dụng đất thì phải đáp ứng những điều kiện sau:
- Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và nhà ở, tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế theo quy định tại Khoản 1 Điều 168 của Luật Đất đai;
- Đất không có tranh chấp;
- Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
- Trong thời hạn sử dụng đất.
Ngoài ra, việc xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũng cần đảm bảo những quy định của pháp luật về đất đai. Do đó, việc làm đơn xin xác nhận tình trạng nhà ở là cần thiết, đặc biệt là trong những trường hợp sau đây:
- Xác nhận nhà ở có giấy tờ hợp lệ để lập thủ tục đăng ký hộ khẩu
- Tuyển dụng viên chức chưa có hộ khẩu thường trú
- Trước khi giao dịch, cho tặng, chuyển nhượng, cấp giấy chứng nhận
- Trước khi lập thủ tục đăng ký hộ khẩu thường trú
Do đó, có thể thấy việc làm đơn xin giấy xác nhận tình trạng nhà ở sẽ góp phần đảm bảo an toàn trong các giao dịch bất động sản. Đồng thời, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí khi làm các thủ tục liên quan.
3. Cơ quan nào có chức năng xác nhận tình trạng đất?
UBND cấp cã nơi có đất là cơ quan có chức năng xác nhận tình trạng nhà ở và đất đai. Cụ thể, theo Điều 101 Luật Đất đai 2013 và quy định tại Điều 20 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, UBND cấp xác có thẩm quyền sau:
- Hộ gia đình, cá nhân không có một trong các loại giấy chứng minh quyền sử dụng đất hoặc trên giấy tờ không ghi rõ thông tin thời điểm xác lập giấy tờ và mục đích sử dụng đất, UBND cấp xã sẽ thu thập ý kiến của những người đã cư trú cùng thời điểm bắt đầu sử dụng đất của người yêu cầu xác nhận trong khu dân cư để xác định việc sử dụng đất lâu dài, ổn định của người làm đơn.
- Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất có nhà ở, công trình xây dựng khác từ trước ngày 15 tháng 10 năm 1993, UBND cấp xã nơi có đất xác nhận tình trạng không có tranh chấp của mảnh đất đó.
- Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có nhà ở, công trình xây dựng khác từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến trước ngày 1 tháng 7 năm 2004, UBND cấp xã sẽ xác nhận đất không có tranh chấp sử dụng đất.
- Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ổn định, lâu dài vào mục đích thuộc nhóm đất nông nghiệp từ ngày 1 tháng 7 năm 2004 đến nay, UBND cấp xã sẽ xác nhận tình trạng đất không có tranh chấp.
4. Mẫu đơn xin xác nhận tình trạng nhà ở
Mẫu đơn xin xác nhận tình trạng nhà ở.
Để đảm bảo các quy định của pháp luật, mẫu đơn xin xác nhận tình trạng nhà ở cần tuân thủ những tiêu chuẩn nhất định. Hiện nay, việc viết đơn xin xác nhận tình trạng nhà ở trở nên dễ dàng hơn. Chỉ cần lên mạng, bạn có thể dễ dàng tìm thấy những mẫu đơn xin xác nhận tình trạng nhà ở đầy đủ và chi tiết. Việc bạn cần làm chỉ là điền những thông tin cần thiết theo mẫu đơn có sẵn.
Tải mẫu đơn xin xác nhận tình trạng nhà ở tại đây.
5. Hướng dẫn soạn đơn xin xác nhận tình trạng nhà ở
Đơn xin xác nhận tình trạng nhà ở sẽ gồm những nội dung sau đây:
- Quốc hiệu tiêu ngữ nằm ở phần đầu lá đơn.
- Ngày làm đơn: Ghi rõ ngày tháng năm
- Tên của đơn là ĐƠN XÁC NHẬN TÌNH TRẠNG NHÀ Ở
- Ở phần kính gửi, người viết đơn điền UBND xã, phường nơi có đất.
- Phần kê khai cá nhân, ghi đầy đủ thông tin bao gồm họ và tên, ngày tháng năm sinh, CMND số, địa chỉ nơi đã đăng ký hộ khẩu thường trú và địa chỉ nơi đề nghị đăng ký hộ khẩu thường trú, số điện thoại liên hệ.
- Thông tin bất động sản cần xác nhận: Ghi rõ rõ số thửa, tờ bản đồ số mấy, địa chỉ thửa đất, vị trí tiếp giáp, diện tích sử dụng, thời hạn sử dụng đất, ngày cấp sổ đỏ.
- Ghi rõ đất có tài sản gắn liền với đất hay không. Nếu có, thì là công trình gì, kết cấu cơ bản của công trình.
- Phần đề nghị, ghi rõ đề nghị UBND cấp địa phương xác nhận thửa đất trên đang được sử dụng cư trú ổn định lâu dài, không có tranh chấp, khiếu nại, không nằm trong quy hoạch, không bị thế chấp, bảo lãnh, kê biên. Thửa đất đảm bảo đầy đủ các điều kiện để được cấp giấy chứng nhận và thực hiện các giao dịch liên quan tới nhà đất.
- Phần cuối cùng là ký là ghi rõ họ tên người làm đơn.
Bài viết trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc về cách viết mẫu đơn xin xác nhận tình trạng nhà ở. Hi vọng bạn cảm thấy thông tin này hữu ích. Để đọc những bài viết khác liên quan tới các quy định, luật đất đai mới nhất, hãy ghé thăm chuyên mục Luật bất động sản tại website https://odt.vn.