Lễ hàn long mạch là một phương pháp giúp giải trừ vận xui, tai hoạ hay điềm xấu liên quan tới đất đai để bảo vệ sức khoẻ, gia đình và thậm chí là tính mạng của gia chủ.
1. Lễ hàn long mạch là gì?
Lễ hàn long mạch có rất nhiều tên gọi như lễ bồi hoàn địa mạch, điền hoàn địa mạch, hay hồi hoàn địa mạch. Trước khi tìm hiểu khái niệm về lễ hàn long mạch, chúng ta cần hiểu long mạch là gì.
Long mạch hiểu một các nôm na là nơi lưu thông khí huyết của rồng. Và theo quan niệm phong thuỷ, long mạch là nơi hội tụ những nguồn năng lượng mạnh mẽ, cuồng nhiệt, mang lại điều tốt lành. Ngoài ra, long mạch còn là mạch của đất, nơi khí và nước hội tụ.
Long mạch đi tới đâu, đều mang lại tốt lành, đất đai màu mỡ, khí vượng, phong thuỷ thuận lợi, sức khoẻ và và công việc của người dân đều tốt đẹp. Tuy nhiên, không phải long mạch nào cũng tốt. Do tác động của con người, thiên nhiên, thế lực yêu ma, mà long mạch của nơi đó có thể ảnh hưởng, gây ra những tác động xấu. Nếu sống tại khu vực có long mạch không tốt, nhẹ thì mất của, nặng thì gia đình, của cải ly tán, thậm chí mất mạng.
Lễ hàn long mạch là lễ cúng giải xui được ông bà ta sử dụng đến nay nó vẫn còn tồn tại. Mục đích của nghi lễ này là nhằm giải trừ vận xui, tai hoạ, điềm xấu, bảo vệ sức khoẻ và tính mạng của gia chủ và gia đình.
2. Khi nào cần làm lễ hàn long mạch?
2.1. Do thế lực yêu ma hoành hành
Trong trường hợp gia đình không động chạm gì tới đất đai, không làm gì động vào long mạch của đất, nhưng vận xui không ngừng kéo đến, ảnh hưởng tới sức khoẻ và cuộc sống bình yên của các thành viên trong gia đình thì theo phong thuỷ, long mạch có thể bị ma quỷ và các thế lực đen tối lộng hành.
Bên cạnh đó, năng lực bảo vệ của Thần Thổ Địa và cả long mạch trong nhà suy yếu nên không có sức chống trả lại sự hoành hành của yêu ma, quỷ quái, và các thế lực đen tối.
Trong trường hợp này, bạn cần làm lễ hàn long mạch để trấn áp thế lực ma quỷ ảnh hưởng tới long mạch của đất, đồng thời, tăng nguồn năng lượng tích cực, ổn định lại sức mạnh của vị thần cai quản thổ nhưỡng, nhờ đó giúp giải trừ vận xui và bảo vệ gia đình của bạn.
2.2. Do tác động của con người
Ngoài tác động của yêu ma, thì con người cũng thể động vào long mạch của đất đai nơi mình sống thông qua việc động thổ, đào đất quá sâu,... làm đứt long mạch và chặt đứt khí vượng của gia đình. Những hành động của con người có thể khiến Thần Thổ Địa tức giận và quyết định trừng phạt họ. Từ đó, gia chủ và gia đình sẽ luôn gặp những vận xui liên tiếp, sức khoẻ giảm sút, tiền tài hao hụt, thậm chí còn gặp nguy hiểm tới tính mạng.
Trong trường hợp này, lễ hàn long mạch giúp xoa dịu sự tức giận của thần linh, khiến Thần Thổ Địa nguôi giận, nối liền địa mạch, xin thần linh phù hộ cho gia đình luôn ấm no, hạnh phúc, sức khoẻ dồi dào.
3. Ý nghĩa của lễ bồi hoàn địa mạch
Long mạch nằm sâu trong lòng đất nên chúng ta không thể nhìn thấy. Chỉ đến khi con người hay yêu ma, thế lực đen tối động tới long mạch, chúng ta mới có thể thấy những ảnh hưởng của nó.
Nếu cảm thấy gia đình của bạn luôn gặp những vận xui, sức khoẻ bị ảnh hưởng, mất mát tài sản, đặc biệt sau khi thực hiện các việc như xây cất, đào ao, khoan đất, khơi rãnh... thì cần phải làm lễ hàn long mạch.
Đây là nghi lễ nhằm tạ lỗi với thần linh khi chạm vào thổ nhưỡng, phá vỡ đứt mạch, đồng thời hàn gắn long mạch, xin thần linh mang lại may mắn, thịnh vượng cho gia đình.
4. Thủ tục làm lễ bồi hoàn địa mạch
4.1. Lễ vật cúng lễ
Trước hết, bạn cần phải có tượng Thần Quy được nặn từ nước của ba con sông khác nhau trộn với đất. Tạo Ngũ Linh Thổ bằng cách đưa kim và chỉ ngũ sắc vào trong tượng Thần Quy.
Đồng thời, bạn cần chuẩn bị những vật dưới đây:
- 1 mâm lễ mặn
- Vàng mã
- Hương thắp, trầu cau, rượu
- 5 loại đậu với 5 màu khác nhau
- 5 loại hoa với 5 màu khác nhau
- 5 loại cờ sắc với 5 màu gồm xanh, vàng, đỏ, trắng, đen (hoặc xanh biển)
- 5 chiếc bánh báo
- 5 đinh tiền lễ
- 2 bát chè ngọt
- 1000 vàng mã hoa đỏ, 1000 mã vàng ngũ phương
- 1 bộ quần áo mũ ngựa thần linh đỏ
- Kim chỉ ngũ sắc
- Cát ở ngã ba con sông
- 5 loại đất linh lấy ở những lơi linh thiêng nhất
5 loại đất linh là gì: 5 loại đất linh hay còn gọi là đất ngũ sắc là loại đất được sử dụng cho việc mai táng, địa táng nhằm mang ý nghĩa phong thuỷ sâu sắc, giúp cân bằng âm - dương, khiến mọi việc suôn sẻ, thuận lợi.
4.2. Chọn ngày cúng lễ
Khác với việc xây nhà, làm lễ cưới, việc cúng lễ bồi hoàn địa mạch không cần chọn ngày theo tuổi. Mà dựa vào các ngày như Địa Nguyên, Thiên Xá, Tứ Kỷ, Thiên Nguyên, Tứ Mậu.
- Thiên Xá: Ngày người dân được thần linh xoá bỏ những tội nghiệp mình đã gây ra. Mỗi năm sẽ có 4 ngày Thiên Xá. Người dân thường chọn những ngày này để làm lễ phóng sanh hoặc các ngày đại lễ tại tội.
- Thiên Nguyên: Một phần của tam nguyên và đóng vai trò quan trọng trong tứ trụ. Sự suy đoán của Thiên Nguyên dựa vào sự hoà hợp sinh khắc của ngũ hành, giữa can ngày và ba can còn lại cùng với sự ước đoán của thập thần.
- Địa nguyên: Các địa chi trong tứ trụ, đại diện cho nhiều vấn đề khác nhau của loài người như hội, xung khắc, hợp, hình, hại,...
Chọn ngày cúng lễ hoàn long mạch vào một trong những ngày có Đại kết tinh như Thiên Đức Hợp, Thiên Đức, Nguyệt Đức Hợp, Nguyệt Đức. Ngoài ra, bạn cũng có thể chọn những ngày có Quý Nhân, Lộc Mã của gia chủ, Thái tuế phi hoặc Tam đại kỳ môn phi đến vị trí Long nhập thủ.
4.3. Bày trận ngũ hành làm lễ
Đầu tiên, gia chủ cần chuẩn bị đầy đủ các lễ vật cần thiết trước khi bày trận ngũ hành làm lễ hàn long mạch.
Sau đó, đào một cái hố nhỏ ngay tại nơi long mạch bị đồng và đặt tượng Thần Quy vào bên trong hố.
Tiếp theo, cho xuống hố 5 loại đậu, 5 loại hoa và cát từ ba con sông rồi lấp hố lại.
Lấp miệng hố bằng giấy tiền vàng mã.
Khi làm lễ bồi hoàn long mạch, gia chủ và người làm lễ cần phải chuẩn bị đầy đủ các lễ vật, ăn mặc lịch sử, thể hiện sự thành tâm, thận trọng, cẩn thận trong từng công đoạn, tránh sự qua loa, làm lấy lệ, nếu không muốn thần linh nổi giận, reo tai hoạ xuống gia đình.
4.4. Văn khấn lễ bồi hoàn địa mạch
Sau khi bày trận ngũ hành và tiến hành làm lễ, gia chủ sẽ thắp hương và đọc bài văn khấn lễ với các thông tin đầy đủ, chính xác của gia đình mình.
Bạn có thể tải văn khấn lễ bồi hoàn địa mạch tại đây.
5. Lưu ý khi làm lễ cúng bồi hoàn địa mạch
Để nghi lễ bồi hoàn địa mạch được diễn ra thuận lợi, tốt đẹp, bạn cần lưu ý những điều dưới đây:
- Người làm lễ không được sát sinh ít nhất trong vòng 3 ngày.
- Người làm lễ cần có sức khoẻ, tinh thần tốt, thoải mái và thanh tịnh.
- Không cần thiết phải chọn người hợp tuổi để làm lễ hàn long mạch.
- Thầy cúng thường được mời về làm lễ bồi hoàn long mạch. Tuy nhiên theo các chuyên gia phong thuỷ, gia chủ - người trực tiếp động đến long mạch có thể tự làm nghi lễ này.
- Chọn ngày và thời gian cúng
Trên đây là những thông tin, những điều cần biết về lễ hàn long mạch Hi vọng bạn sẽ cảm thấy bài viết hữu ích. Để theo dõi những thông tin mới nhất về bất động sản, hãy truy cập Bất động sản ODT.