Đất công là gì? Những quy định, thông tư liên quan đến loại đất này như thế nào? Bất động sản ODT sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trên và tìm hiểu bản chất thật sự của đất công.
1. Phân loại đất đai theo quy định của pháp luật Việt Nam
Đất công là gì?
Trước khi tìm hiểu đất công là gì, chúng ta cần biết các loại đất theo quy định pháp luật. Theo Điều 13 - Phân loại đất đai trong Luật Đất Đai 2013, pháp luật Việt Nam quy định có hai nhóm đất đai, gồm Nhóm đất nông nghiệp và Nhóm đất phi nông nghiệp.
Trong đó, nhóm đất nông nghiệp (hay còn gọi là đất trồng trọt hay đất canh tác) là những loại đất thích hợp để canh tác nông nghiệp, bao gồm trồng trọt và chăn nuôi như đất trồng cây lâu năm, đất trồng cây hàng năm, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất, đất làm muối, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất nông nghiệp khác.
Nhóm đất phi nông nghiệp là loại đất không được sử dụng với mục đích làm nông nghiệp, bao gồm các loại đất như đất ở, đất quốc phòng, đất xây dựng cơ quan và công trình xí nghiệp, đất công cộng, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, đất làm nghĩa trang hoặc nghĩa địa...
2. Đất công là gì theo Luật đất đai 2013?
Tìm hiểu khái niệm đất công là gì giúp bạn tránh được rủi ro và tranh chấp không đáng có.
2.1. Khái niệm đất công
Để xác định đất công thuộc nhóm đất nào trong các nhóm đất được quy định trên, chúng ta cần tìm hiểu khái niệm đất công là gì. Hiện nay, chưa có một khái niệm cụ thể, rõ ràng nào về đất công được quy định theo pháp luật Việt Nam. Có rất nhiều ý kiến về loại đất này.
Tuy nhiên, có thể định nghĩa loại đất này theo một cách dễ hiểu là đất của nhà nước, được nhà nước định đoạt mục đích sử dụng. Theo mục e Khoản 2 Điều 10 của Luật Đất Đai năm 2013, đất công là loại đất được sử dụng cho mục đích công cộng như làm đường xã, cầu cống, trường học, công viên, bệnh viện... Đây là loại đất thuộc quyền sở hữu của nhà nước. Nếu một cá nhân, tổ chức nào muốn sở hữu thì phải có văn bản hoặc quyết định của nhà nước.
Do đó, đất công không có giấy chứng nhận quyền sở hữu và sẽ chỉ được sử dụng cho mục đích chung của đất nước.
2.2. Cơ sở thực tế xác định đất công
Theo khái niệm trên, đất công là loại đất thuộc Nhóm đất phi nông nghiệp, theo điều 13 - Phân loại đất của Luật Đất Đai 2013. Đất công gồm một số loại đất sau:
- Đất xây dựng công trình văn hoá
- Đất sử dụng cho mục đích giao thông, thuỷ lợi (gồm sân bay, cảng hàng không, cảng đường thuỷ nội địa, hệ thống đường sắt,...)
- Đất xây dựng cơ sở giáo dục, đào tạo
- Đất xây dựng công trình y tế
- Đất xây dựng nghĩa trang, nghĩa địa
- Đất an ninh
- Đất quốc phòng
- Đất xây dựng cơ quan nhà nước
- Đất xây dựng chợ
- Đất xây dựng nhà tình nghĩa
- Đất có di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh
- Đất sinh hoạt cộng đồng, khu vui chơi, giải trí công cộng
- Đất công trình năng lượng
- Đất công trình bưu chính, viễn thông
- ...
Mặc dù theo định nghĩa đất được dùng cho mục đích công cộng là đất công nhưng trên thực tế, đất công còn bao gồm nhiều loại đất khác nữa. Cụ thể, chỉ cần đất của nhà nước được xác định theo văn bản pháp luật thì được xem là đất công, không phân biệt đất đã, đang hoặc sẽ sử dụng trong tương lai.
3. Đất công do ai sử dụng và quản lý?
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, đất công do nhà nước quản lý và sử dụng. Theo Khoản 2, Điều 7 Luật Đất Đai 2013, đất công do UBND cấp xã, phường sử dụng và quản lý.
Đây sẽ là đơn vị trực tiếp sử dụng đất công để xây dựng các công trình công cộng cần thiết, như đường giao thông, trụ sở, bãi chứa thải, chợ... Việc sử dụng đất công cần có mục đích rõ ràng và cần có biên bản xác định.
Nếu đất công chưa sử dụng thì UBND xã, phường có quyền cho thuê, tuy nhiên thời hạn thuê không quá 5 năm. Người dân dùng đất công với mục đích khác khi bị thu hồi sẽ không được đền bù.
Trên đây là những thông tin cần thiết liên quan đến đất công. Người dân cần nắm được khái niệm đất công là gì và bản chất của loại đất này để tránh rủi ro, tranh chấp và những xung đột có thể xảy ra.