Cây trồng ở ban công ngoài việc đảm bảo thẩm mỹ thì cần có khả năng chịu được tác động của nắng, gió bão, mưa… Nếu bạn vẫn chưa biết những loại cây nào có đặc tính như vậy, hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của ODT để tìm được những giống cây lý tưởng cho không gian sống của bạn.
1. Những chú ý khi lựa chọn cây trồng ban công
Ban công là không gian bên ngoài của căn nhà nên sẽ bị ảnh hưởng lớn bởi các yếu tố tự nhiên như gió, bão, nắng, mưa. Chính vì vậy, khi chọn cây trồng ban công, gia chủ cần phải chú ý:
- Chọn cây chịu được nắng hạn: Nắng nóng cả ngày khiến nước bốc hơi nhanh, làm đất khô cằn. Nếu trồng những cây cần nhiều nước thì sẽ khó phát triển.
- Chọn cây có khả năng thích nghi cao: Nắng mưa là chuyện của trời, khó ai mà biết trước được. Chọn cây dễ thích nghi thì bạn không phải lo lắng khi đang đi học, đi làm.
- Chọn cây có kích thước nhỏ: Diện tích ban công thường không lớn, nếu trồng cây to thì khó chăm sóc, lại là nơi trú ẩn cho côn trùng. Chọn cây nhỏ vừa trồng được nhiều loại, tổng quan cũng hài hòa hơn.
- Kết hợp nhiều loại cây: Ban công sẽ được tô điểm bằng nhiều màu sắc khác nhau, không còn đơn giản, nhàm chán khi chăm sóc chúng nữa.
2. Top 20 cây trồng ban công được ưa chuộng
Dưới đây là top 20 cây trồng ban công đẹp, dễ sống, dễ chăm sóc, hợp phong thủy và được nhiều người ưa chuộng:
2.1. Cây xương rồng
Xương rồng là ông vua của các loài cây chịu nắng, chịu hạn. Để có thể thích ứng với môi trường sống khắc nghiệt, lá xương rồng đã biến đổi thành gai nhỏ để tăng khả năng giữ nước. Loại cây này cũng có nhiều chủng loại kiểu dáng, màu sắc khác nhau. Việc chăm sóc cũng không cần quá thường xuyên, chỉ cần tưới nước khoảng 1 lần/tuần là đủ. Những đặc điểm sinh học này khiến xương rồng thích hợp để trồng ở ban công.
2.2. Hoa hồng anh
Có nguồn gốc từ Brazil, hồng anh là một loại cây dây leo. Trái ngược với vẻ đẹp nhẹ nhàng, ngọt ngào, hồng anh thuộc top những cây khỏe mạnh, chống chịu sâu bệnh tốt. Loài cây có đặc điểm là ưa sáng, thân mảnh nhưng bám chắc và dai, phát triển được trong môi trường nắng gắt. Với khí hậu kiểu nhiệt đới gió mùa ẩm như Việt Nam thì hoa hồng anh là lựa chọn tuyệt vời.
Một lý do nữa khiến hồng anh lọt vào danh sách những cây trồng ban công là nhiều màu sắc. Về cơ bản, hoa hồng anh có màu vàng, màu đỏ nhưng sắc hồng được chuộng hơn cả vì nó tựa như thiếu nữ tuổi đôi mươi, khiến ai nhìn qua cũng đều bị thu hút.
2.3. Cây cúc tần
Là một loài cây thuộc họ cúc, cúc tần hay cúc tần Ấn độ thường mọc lan thành chuỗi rủ xuống dưới mặt đất. Nếu trồng với số lượng lớn nó không khác gì một tấm thảm xanh ngát. Đến mùa thì hoa cúc tần sẽ kết thành từng chùm, có màu hồng nhạt.
Cây cúc tần không yêu cầu làm giàn leo cầu kỳ, rễ phụ cũng không làm bẩn hay phá vỡ kết cấu của tường. Ngoài ra, cây có đặc điểm dễ sống, khả năng thích nghi nhanh, tốn ít công sức chăm sóc nên ngoài trồng ở ban công, gia chủ cũng có thể chiết ra chậu nhỏ rồi đặt ở mái hiên cửa sổ. Nó sẽ thanh lọc không khí, giảm cái nóng oi bức vào mùa hè và giúp không gian sống gần gũi với thiên nhiên hơn.
Về mặt phong thủy, người ta tin rằng, cúc tần là biểu tượng của sự may mắn, niềm tin và sự hy vọng. Nơi nào có cây cúc tần thì người ở đó sẽ lạc quan, yêu đời hơn. Chính vì vậy mà hiện nay cúc tần không chỉ được trồng ở nhà riêng mà ngay cả những tòa nhà văn phòng, chung cư cao cấp cũng rất chuộng loại cây này.
2.4. Tóc thần vệ nữ
Tiếp theo trong danh sách những cây trồng ban công đẹp là tóc thần vệ nữ. Ngay từ cái tên đã cho thấy sự kiêu sa của loại cây này. Bên cạnh đó tóc thần vệ nữ có khả năng thanh lọc tốt, đặc biệt là bụi mịn nên sẽ tác động tích cực đến chất lượng không khí nhà bạn. Do đó, trồng cây này trên ban công là không thể phù hợp hơn.
Cây cũng thích ứng được cả trong điều kiện nắng nóng và ưa ẩm. Nhưng môi trường để cây sinh trưởng tốt nhất vẫn là ẩm ướt nên bạn cần tưới nước cho nó thường xuyên.
2.5. Cây lưỡi mèo, lưỡi hổ
Không chỉ được tin dùng nhờ tính năng chịu nắng tốt, lưỡi mèo lưỡi hổ còn có ý nghĩa phong thủy rất lớn. Bởi lẽ, theo quan niệm Trung Hoa, loài cây này là tượng trưng cho 8 điều mà 8 vị thần sẽ phù hộ và ban phát cho gia đình có nó. Đó là trí tuệ, tiền tài, sức khỏe, sắc đẹp, sống thọ, thịnh vượng, thơ ca, nghệ thuật.
Lá cây lưỡi mèo lưỡi hổ mọc thẳng đứng từ dưới gốc lên, rất vững chãi. Thịt lá bên trong rất mọng nước, giống với cây xương rồng. Thuộc nhóm ưa sáng, thích môi trường nóng nhưng cây vẫn có thể sinh trưởng trong bóng râm.
2.6. Thiên môn đông
Thiên môn đông hay thiên môn, dây tóc tiên là một loại cây thuộc họ bụi leo. Sống trong điều kiện thuận lợi, chiều dài cây có thể đạt trên 1,5m. Dù mang nét đẹp giản dị, mộc mạc nhưng thiên môn tạo ra cảm giác thư thái cho người nhìn. Không chỉ trồng ở ban công, trồng ở nơi học tập, làm việc cũng tạo hứng hơn.
Thiên môn thường ra hoa và tháng 3 – 5 hàng năm, sau đó đến tháng 6 – 9 sẽ kết quả. Rễ và củ của thiên môn cũng là dược liệu quá, có tác dụng trị ho, sốt, nhiệt, thổ huyết, suy nhược thần kinh…
2.7. Hoa hồng leo
Thuộc họ hoa hồng, hoa hồng leo có gốc gỗ, thân màu xanh và tốc độ phát triển nhanh. Không lớn như hồng thường nhưng hoa hồng leo sở hữu màu sắc tươi sáng, các cánh nhỏ đan xen lại với nhau và có mùi hương nhẹ. Đến mùa ra hoa, chắc chắn khu ban công sẽ rực sáng ở một góc nhà.
2.8. Hoa mười giờ
Nhắc đến loài hoa nhỏ bé, gần gũi thì chắc chắn đó sẽ là hoa mười giờ. Không đa sắc, to bản, lộng lẫy như những bông hoa khác, mười giờ có vẻ đẹp mộc mạc rất riêng biệt. Trồng hoa mười giờ cũng chả cần kỹ thuật cao siêu gì, chỉ cần kiếm một cành cây mười giờ, giâm cành và đặt nơi ở nhiều nắng. Cây sẽ tự sinh sôi, phát triển mà không cần chăm sóc nhiều.
2.9. Hoa dạ yến thảo
Nếu ban công có hướng Đông – nơi đón ánh mặt trời mọc thì không gì lý tưởng hơn hoa dạ yến thảo. Dạ yến thảo thuộc nhóm đa sắc, hoa có thể là màu trắng, tím, đỏ, hồng, vàng… Cộng với việc dễ sống trong điều kiện nóng bức, nó sẽ làm gia tăng vẻ đẹp cho khu ban công nhà bạn. Thông thường để kết hợp với những loại cây khác, các gia chủ thường trồng dạ yến thảo thành từng nhóm theo chậu và treo lên.
2.10. Tuyết sơn phi hồng
Toàn bộ lá màu xanh trắng bạc nổi bật cùng hoa tím nhạt sẽ gây ấn tượng mạnh với những ai lần đầu bắt gặp. Xuất xứ từ sa mạc nên tuyết sơn phi hồng chỉ cần ít nước và chống chịu nắng hạn tốt. Loài cây này còn là tượng trưng cho ý chí phi thường của con người, có thể vượt qua mọi nghịch cảnh để không ngừng vươn lên.
2.11. Cây hoa kim tiền
Là loại cây khá phổ biến, được nhiều gia đình Việt biết tới khi nhắc đến cây trồng ban công. Cây kim tiền có đặc tính dễ trồng, kháng sâu bệnh hiệu quả. Đặc biệt, với chữ “tiền” ở tên cây thì trong phong thủy nó mang lại tài lộc, tiền tài cho gia chủ. Để chăm sóc cây kim tiền, bạn không cần tưới nhiều nước, để đất khô và nơi có nhiều ánh sáng là đủ.
2.12. Phong lữ thảo
Phong lữ thảo được trồng rất nhiều ở miền khí hậu nhiệt đới, trong đó có Việt Nam. Xuất thân từ Địa Trung Hải nên phong lữ sở hữu vẻ đẹp duyên dáng nhưng lại có sức sống bền bỉ. Hoa của cây không mọc đơn lẻ và tụm lại thành chùm, mỗi chùm có khoảng 5 – 12 bông nổi bật trên nền lá xanh. Ngày nay, với công nghệ lai tạo thì hạt giống phong lữ thảo sẽ cho ra nhiều màu sắc hoa khác nhau.
2.13. Ngũ gia bì
Ngũ gia bì hay thích gia bì là cây thuộc họ nhân sâm, thường mọc ở bụi hoang. Cũng như những loại cây nói trên, ngũ gia bì thường có tuổi thọ lâu dài, dễ sống, dễ chăm sóc. Hoa khi nở sẽ có màu trắng, hương thơm nhẹ. Cây cũng có nhiều tác dụng trong y học.
2.14. Cây trúc quân tử
Với bộ rễ phát triển tốt, cây trúc quân tử có khả năng ăn sâu vào đất. Nhưng thân cành lại mềm dẻo nên ảnh hưởng của nắng mưa, gió bão không làm đứt, gãy. Gia chủ cũng không mất thời gian chăm sóc vì trúc quan tử phát triển nhanh và kháng được sâu bệnh. Những quán cà phê, nhà hàng, khách sạn cũng đang tin dùng loài cây này vì làm tăng mỹ quan lại có ý nghĩa phong thủy tốt.
2.15. Cây sử quân tử
Sử quân tử hay hoa giun là loài cây có 3 giai đoạn phát triển. Mỗi một giai đoạn, hoa của cây sẽ thay đổi màu, lần lượt là trắng – hồng – đỏ. Giống như phong lữ thảo, hoa sử quân tử sẽ mọc thành chùm, khoảng 15 – 20 bông và có màu sắc đan xen. Cây thuộc dạng ưa nắng nên gia chủ cần chú ý điều này.
2.16. Cây thường xuân
Với khả năng hấp thụ những chất có độc hại, nhất là những chất gây ung thư, cây thường xuân vẫn luôn được người người nhà nhà tin dùng từ xưa đến nay. Cây mọc theo khóm, sống được cả trong nắng và ít sáng nên có thể trồng trong nhà. Cây cũng có vai trò trừ tà, tăng vượng khí, dương khí cho gia chủ.
2.17. Trầu bà lá xẻ
“Nhỏ mà có võ” chính là để nói về trầu bà lá xẻ. Cây không kén đất, chỉ cần ưa ẩm là có thể phát triển tốt. Khi ra hoa, cả hoa và lá sẽ tỏa ra mùi hương vô cùng dễ chịu. Trầu bà lá xẻ cũng có khả năng lọc bụi bẩn, cải thiện không khí xung quanh, nhất là những khí độc sản sinh ra từ thiết bị điện tử. Vậy nên, một chậu cây trầu bà lá xẻ ở gần nơi bạn làm việc sẽ khá có ích.
2.18. Cây hoa giấy
Không phải giới thiệu quá nhiều vì hẳn người Việt đã quá quen thuộc với loại cây này. Hoa giấy mọc thành giàn, thân gỗ, rất dẻo. Màu sắc tươi tắn, sinh trưởng nhanh, khả năng ra hoa bốn mùa sẽ là lựa chọn để tăng tính thẩm mỹ cho bất kỳ một ban công nào.
2.19. Cây hoàng thảo
Cũng thuộc nhóm cây dây leo, hoàng thảo có thân gỗ, phát triển thành nhiều nhánh, khả năng bám dính cao. Hầu như mọi thời điểm trong năm cây có thể cho hoa và rất dễ chăm sóc. Hoàng thảo còn có một tên gọi khác là cây huynh đệ, thể hiện ý nghĩa gắn kết tình anh em, bạn bè trong phong thủy. Hoa hoàng thảo có màu vàng rực rỡ sẽ đem lại ít nhiều may mắn cho các thành viên trong gia đình.
2.20. Trúc bách hợp
Đẹp như cái tên của nó, trúc bách hợp có nghĩa là cầu chúc mọi điều may mắn, vạn sự như ý đến với người sử dụng. Vậy nên trúc bách hợp vừa có thể trồng ở bên công, vừa được dùng như quà tân gia, khai trương… Ngoài ra, cây trúc bách hợp cũng là một “máy lọc mini” mang lại không khí thoáng đãng, tươi mát.