Đó là yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đặt ra để đảm bảo dự án được khởi công theo đúng tiến độ, tức là vào đầu tháng 10. Đối với các thành phố, huyện có dự án đi qua cần tập trung cho công tác giải phóng mặt bằng, di dời hệ thống hạ tầng kỹ thuật và xây dựng khu tái định cư.

Cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây: Bàn giao mặt bằng vào cuối tháng 9

Thời gian thi công chỉ có 24 tháng

Mới đây, Đoàn công tác của Bộ GTVT do Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông làm trưởng đoàn vừa có buổi làm việc trực tiếp với UBND tỉnh Đồng Nai về tiến độ thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ và tái định tại dự án xây dựng đường cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây.

Đại diện Bộ GTVT cho biết, yêu cầu về thời gian thi công đối với dự án xây dựng đường cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây là rất nhanh, chỉ có 24 tháng. Hơn nữa, trong hợp đồng ký kết giữa chủ đầu tư và nhà thầu xây dựng cũng quy định hình thức xử phạt rất rõ nếu chậm tiến độ. Vì vậy, các đơn vị luôn cố gắng hết sức để sớm bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công, tránh bị xử phạt cũng như ảnh hưởng đến tiến độ dự án.

Bên cạnh đó, ông Đông cũng yêu cầu tỉnh bàn giao mặt bằng vào cuối tháng 9 để đảm bản dự án được khởi công theo đúng tiến độ, tức là vào đầu tháng 10. Đối với các thành phố, huyện có dự án đi qua cần tập trung cho công tác giải phóng mặt bằng, di dời hệ thống hạ tầng kỹ thuật và xây dựng khu tái định cư.

Cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây có chiều dài khoảng 99 km với quy mô 4 - 6 làn xe. Trong đó, đoạn qua tỉnh Đồng Nai và các huyện Cẩm Mỹ, Xuân Lộc, Thống Nhất và TP Long Khánh dài 51,5km. Cùng với Cảng hàng không quốc tế (sân bay) Long Thành, Cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây là dự án trọng điểm của Quốc gia trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Để thực hiện, các địa phương phải thu hồi diện tích đất khoảng 412 ha. Hiện tại, khối lượng công việc đã hoàn thành khoảng 87%. Điểm đầu của tuyến cao tốc nằm trên tuyến đường từ quốc lộ 1 đi Mỹ Thạnh, tỉnh Bình Thuận (cách quốc lộ 1 khoảng 2,6 km); điểm cuối tuyến kết nối với đường cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây tại huyện Thống Nhất.

Ngoài ra, Sở GTVT cũng nhiều lần làm việc với tỉnh Đồng Nai về dự án cải tạo, nâng cấp các công trình thiết yếu đoạn Nha Trang - Sài Gòn, tuyến đường sắt Hà Nội – TP.HCM. Tỉnh yêu cầu các đơn vị có liên quan khẩn trương hoàn tất công tác giải phóng để bàn giao mặt bằng sạch phục vụ thi công vào cuối tháng 10 và hướng tới đưa công trình vào vận hành trong năm 2021.

Dự án có tổng chiều dài khoảng 411 km, đi qua địa phận của 4 địa phương. Trong đó phần cầu thuộc địa phận tỉnh Đồng Nai dài 68,9km. Hiện nay các địa phương đang triển khai công tác kiểm đếm, xây dựng bảng giá đất đối với từng từng vị trí để lập phương án bồi thường cho cá nhân, tổ chức có đất bị thu hồi.

(Tổng hợp bởi odt.vn)