Bạn đang sở hữu hay chuẩn bị mua một thửa đất. Tuy nhiên, nó lại có hình dạng không vuông vắn? Vậy cách tính diện tích đất trong trường hợp này như thế nào cho chuẩn? Bài viết sau sẽ giải đáp vấn đề này.

1. Các hình dạng thửa đất cơ bản

Các hình dạng thửa đất cơ bản

Nhìn chung, mọi thửa đất méo mó đều có thể được biểu diễn qua các dạng hình học căn bản như hình vuông, hình chữ nhật, hình thang hay tam giác. Cho nên, việc đầu tiên phải làm là nắm rõ các loại này. Cụ thể

Đất hình vuông: Là thửa đất có các cạnh đều bằng nhau. Đây là hình dạng đất được nhiều người tìm mua vì dễ thiết kế và xây dựng công trình. Ngoài ra, đất dạng này cũng có ý nghĩa tốt đẹp về mặt phong thủy.

Đất hình chữ nhật: Đây là hình dạng đất phổ biến nhất hiện nay. Thông thường, chiều rộng của hình chữ nhật là mặt tiền (trung bình từ 4m, 5m, 6m,…), còn chiều dài sẽ nằm dọc theo mảnh đất. Người sở hữu mảnh đất này tốt nhất nên chia làm khu nhà ở và sân vườn. Tùy theo nhu cầu mà có thể bố trí sân vườn ở phía trước hoặc phía sau căn nhà.

Đất hình thang: Thường xuất hiện ở những vị trí gần ngã ba hay ngã tư. Đất hình thang gồm 2 loại là nở hậu và thóp hậu. Trong đó, đất nở hậu có mặt tiền hẹp và mở rộng dần về phía sau. Đất thóp hậu thì ngược lại, mặt tiền rộng và hẹp dần ở phần sau.

Đất tam giác: Là hình dạng hiếm gặp nhất và gây khá nhiều khó khăn trong thiết kế và tính toán diện tích.

2. Các bước tiến hành đo diện tích đất

2.1. Chuẩn bị dụng cụ

Thước đo là dụng cụ không thể thiếu được khi tiến hành đo đạc nói chung. Tuy nhiên, với đất đai thì không phải loại thước nào cũng dùng được. Các loại thước bảng nhỏ (chiều dài ngắn) hay các thước dùng cho mục đích khác (thước kẻ, thước dây đo quần áo, thước nhôm…) thì đều không cho thể cho ra kết quả chính xác

Thay vào đó, hãy dùng loại thước chuyên dùng để đo đất. Nó là loại thước dây, có thể cuộn lại, độ chia nhỏ, đơn vị đo là mét (hoặc inch). Ngoài ra, máy tính và sổ cũng sẽ giúp lưu trữ số liệu và tính toán chuẩn xác. Nếu có điều kiện, bạn có thể sử dụng máy đo đạc chuyên nghiệp, thường là máy trắc địa, máy toàn đạc.

2.2. Lưu ý trước khi đo

Phác họa sơ đồ tổng quan thửa đất. Nếu hình dạng quá phức tạp thì hãy chia thửa đất thành các dạng hình học cơ bản nói trên. Tiếp theo là đo kích thước các cạnh cần thiết để tính diện tích. Cuối cùng là cộng các kết quả lại để có diện tích thửa đất

Một số người thường có thói quen làm tròn khi tính toán. Tuy nhiên hãy nhớ rằng, tấc đất là tất vàng. Chính vì vậy, dù chỉ có sai số 0,01m thì kết quả cuối cùng sẽ khác rất lớn so với thực địa. Trước khi tiến hành đo đạc, cần đảm bảo không có chướng ngại vật làm sai lệch kết quả. Chọn một điểm cố định, hướng thước đến điểm còn lại dọc theo chiều dài cạnh cần đo.

2.3. Lưu ý trong quá trình đo

Trong quá trình đo đạc, bạn cần tuân theo những chú ý sau:

  • Không làm tròn kết quả: Nếu kết quả đo là 5,94m thì giữ nguyên không được làm tròn lên 6m hay xuống 5,9m. Trường hợp có nhiều số sau phần thập phân thì lấy ít nhất 2 số.
  • Đo lại nhiều lần: Để giảm sai số, hãy đo lại nhiều lần (ít nhất 2 lần) rồi tính kết quả trung bình. Nếu chênh lệch giữa các lần quá lớn thì loại bỏ đi lần đo khác nhất.
  • Chia nhỏ để đo: Với những thửa đất lớn, chiều dài cạnh lên đến hàng chục mét thì hãy chia thành nhiều đoạn nhỏ hơn. Sau đó cộng các kết quả lại.
  • Khi đo chiều rộng, ưu tiên đo từ cạnh tạo thành góc 90 độ với chiều dài (tỉ lệ này có thể thay đổi). Kích thước có thể làm tròn đến hàng đơn vị.
  • Ghi các kết quả đo vào sổ một cách cẩn thận để phục vụ công tác tính toán sau này.

3. Cách tính diện tích đất m2 (mét vuông)

Cách tính diện tích đất m2 (mét vuông)

3.1. Công thức tính diện tích hình vuông

Cách tính diện tích đất hình vuông và hình chữ nhật có cùng công thức. Cụ thể là: chiều dài (m) x chiều rộng (m). Kết quả cuối cùng sẽ là diện tích theo đơn vị m2.

Ví dụ, kết quả thu được với chiều rộng 5m, chiều dài 20m. Áp dụng công thức trên thì diện tích mảnh đất của bạn là 20m x 5m = 100m2

3.2. Công thức tính hình tam giác

Đối với đất hình tam giác vuông, cách tính diện tích đất được xác định theo công thức chiều dài (m) x chiều rộng (m) x 0,5

Ví dụ: Kết quả đo đạc thu được chiều dài 12m, chiều rộng 10m. Diện tích thửa đất là 12m x 10 x 0,5 = 60m2

3.3. Công thức tính diện tích hình thang

Đối với hình thang, cả thóp hậu hay nở hậu thì công thức đều là: (Mặt tiền (m) + mặt hậu (m)) x chiều cao (m)x 0,5. Trong đó, chiều cao là khoảng cách giữa mặt tiền và mặt hậu, được đo bằng kích thước đoạn thẳng vuông góc với 2 mặt.

Giả sử, mảnh đất khi đo có các thông số sau: Mặt tiền 10m, mặt hậu 15m, chiều cao 8m. Diện tích mảnh đất sẽ là (10 + 15) x 8 x 0,5 = 100m2

3.4. Cách tính diện tích đất méo hình đa giác

Với những mảnh đất không có dạng như trên thì đo đạc cần cẩn trọng. Nếu không muốn phân chia thành các hình nhỏ hơn thì ta có thể xác định như sau. Tiến hành đo chu vi bằng cách cộng từng cạnh của thửa đất. Xác định trung tâm của mảnh đất rồi đo khoảng cách từ nó đến một cạnh của đa giác (trung đoạn).

Công thức được áp dụng để tính diện tích là: chu vi (m) x trung đoạn (m) x 0,5

Giả sử: Kết quả đo đạc một mảnh đất méo hình đa giác có chu vi 30m, trung đoạn 4m. Diện tích mảnh đất là: 30 x 4 x 0,5 = 60m2

4. Cách tính diện tích đất thổ cư trong sổ đỏ

Trong sổ đỏ, tất cả các thông tin về đất đai đều được ghi chi tiết, kể cả diện tích. Muốn kiểm tra sơ bộ thì bạn có thể căn cứ vào sơ đồ thửa đất trên đó để tính toán diện tích. Công thức áp dụng như trên.

Còn nếu là người sử dụng hay người nhận quyền muốn kiểm tra một cách chính xác để giảm thiểu nguy cơ bị lấn chiếm đất sau này thì nên thuê một đơn vị, công ty có đủ chức năng. Nếu sai khác với số liệu trên sổ, có thể đề nghị sửa lại.

5. Cách tính diện tích đất trong sổ đỏ đối với đất dự án

Đối với đất dự án, kể cả là đất chung cư đã được cấp sổ thì người sử dụng vẫn nên đo đạc lại để đảm bảo quyền lợi của mình về sau. Lưu ý, tùy theo dự án mà phần diện tích có thể bao gồm cả phần âm tường hoặc tường rào, vì thế hãy tìm hiểu trước khi đo.

Đó là toàn bộ cách tính diện tích đất từ đơn giản đến phức tạp. Hy vọng bạn đọc sẽ tự đo đạc và tính toán được mảnh đất của mình. Hẹn gặp lại mọi người trong những bài viết sắp tới của bất động sản ODT.