Dữ liệu của Ngân hàng Nhà nước đã cho thấy dư nợ tín dụng lĩnh vực Bất động sản (BĐS) ghi nhận với mức tăng 1,23% so với thời điểm cuối năm 2019 và chiếm gần 20% tổng dư nợ tín dụng.
BĐS qua các con số
Gần đây, Quốc hội đã nhận được báo cáo từ Ngân hàng Nhà nước về dư nợ tín dụng của toàn bộ nền kinh tế Việt Nam nói chung và lĩnh vực BĐS nói riêng. Cụ thể, nền kinh tế đang có dư nợ tín dụng khoảng 8,3 triệu tỷ đồng, con số này đối với BĐS là gần 1,6 triệu tỷ đồng.
Nhìn chung dư nợ trong BĐS ở mức cao hơn so với tăng trưởng dư nợ chung nhưng chủ yếu tập trung vào dư nợ tín dụng cho mục đích tự sử dụng. So với những năm trước, tỷ trọng dư nợ tín dụng dưới mục đích kinh doanh trong tổng dư nợ BĐS ngày càng có xu hướng giảm. Năm 2017 là 45,63%, năm 2018 đạt 35,49%, năm 2019 chỉ còn 32,95%.
Quý đầu tiên của năm 2020, tín dụng BĐS chiếm 19,31% tổng dư nợ và tăng 1,23% so với thời điểm cuối năm 2019. Trong đó, dư nợ để phục vụ nhu cầu mua nhà đạt tỷ trọng 62,43%.
Các lĩnh vực khác
Với lĩnh vực đầu tư kinh doanh chứng khoán đạt mức tăng trưởng qua các năm là 14,7% năm 2018; 6,79% năm 2019. Hết quý I/2020, lĩnh vực này giảm 0,92%, chỉ chiếm tỷ trọng 0,36%.
Với tín dụng phục vụ đời sống, mức tăng trưởng lần lượt như sau: Năm 2016 là 48%; năm 2017 đạt 36,07%; năm 2018 là 29,59% và năm 2019 giảm còn 19,49%. Thời điểm hết tháng 3, dư nợ tín dụng này chiếm 20,44% sau khi có mức tăng tăng 0,26%.
Với dư nợ lĩnh vực BOT, BT giao thông bình quân đã tăng 10,82%, chiếm 1,51% trong giai đoạn 2016 – 2019. Tỷ trọng qua các năm và tốc độ tăng đều có xu hướng giảm qua mỗi năm. Cuối tháng 3, dư nợ lĩnh vực BOT, BT giao thông tăng 1,27% và chiếm 1,35%.
BĐS cùng nhiều lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro khác vẫn luôn được Nhà nước giám sát và quản lý chặt chẽ dư nợ tín dụng như: Chứng khoán, BT giao thông, dự án BOT, tiêu dùng…
Để làm được điều này, Ngân hàng đã nước đã tổ chức nhiều buổi làm việc trực tiếp với những tổ chức có xu hướng tín dụng tăng nhanh và tín dụng tiêu dùng ở mức cao. Bên cạnh đó, nghiên cứu và hoàn thiện các quy định, cơ chế, chính sách về cho vay tiêu dùng, vay phục đời sống liên quan đến BĐS. Qua đó sẽ kiểm soát tốt được hoạt động tín dụng này.
(Tổng hợp bởi odt.vn)