Trong quá trình xây dựng, bảng tiến độ thi công đóng một vai trò quan trọng. Nó không chỉ giúp chủ đầu tư quản lý công việc một cách hiệu quả mà còn giúp họ chủ động hơn khi phát sinh những tình huống bất ngờ. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn tự lập file theo dõi tiến độ thi công xây dựng và cung cấp những mẫu bảng tiến độ thi công chuẩn, đầy đủ nhất.
1. Bảng tiến độ thi công là gì? Vai trò của bảng tiến độ thi công
Bảng tiến độ thi công là một bảng thể hiện tiến trình thực hiện các hạng mục công việc theo dạng sơ đồ của một dự án cụ thể. Các yếu tố này sẽ bị ràng buộc trong một dòng thời gian và không gian xác định. Điều này cũng có nghĩa, trong một khoảng thời gian nhất định sẽ có mỗi một công việc được thực thi và liên kết với các công việc khác. Tất cả được giới hạn bởi thời gian bắt đầu và kết thúc của dự án.
Tùy theo giai đoạn của dự án mà bảng tiến độ thi công sẽ có vai trò và chức năng khác nhau:
- Giai đoạn đầu, khi dự án chưa được triển khai thì bảng tiến độ là lập kế hoạch và tổ chức thực hiện
- Giai đoạn hai, khi dự án trong quá trình thi công, bảng tiến độ dùng để theo dõi và giám sát kế hoạch
2. Vì sao cần cần lập bảng tiến độ thi công?
Bảng tiến độ thi công xây dựng giúp dự án được thi công đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng. Bởi lẽ tất cả các công việc, các hạng mục đều được giám sát một cách chặt chẽ và thường xuyên. Ngoài ra, nội dung bảng tiến độ còn thể hiện rõ các yếu tố về mặt vật liệu xây dựng, trang thiết bị, tài chính, nhân lực…
Bảng tiến độ thi công chi tiết và khoa học còn các giúp nhà đầu tư nắm được tình hình thực tế tại dự án. Từ đó, đưa ra những biện pháp thi công, sử dụng vật liệu để hoàn thành dự án nhanh nhất với mức chi phí tối ưu nhất.
Nội dung bảng tiến độ thi công xây dựng phải bao gồm quy trình kiểm soát tiến độ với từng hạng mục và nghĩa vụ của cá nhân, nhà thầu. Nếu có phát sinh sự cố, chỉ cần kiểm tra bảng tiến độ thi công là nắm được vấn đề và có hướng khắc phục mau chóng.
3. Các bước lập bảng tiến độ thi công xây dựng
Để lập bảng tiến độ thi công xây dựng, bạn thực hiện theo quy trình sau:
- Xác định toàn bộ các công việc cần triển khai trong giai đoạn thi công: Bạn phải xây dựng một bộ khung tiến độ thích hợp và sát với thực tế nhất thông qua việc phân chia công việc rõ ràng, cụ thể theo từng hạng mục và từng mốc thời gian. Bên cạnh đó, khi thực hiện rà soát, hãy ghi lại những đầu mục công việc quan trọng để chú ý hơn khi làm việc.
- Lập trình tự những công việc thực hiện: Việc này giúp bạn nắm được tổng quan của dự án. Hạng mục nào đang được triển khai, thời gian thực hiện là bao lâu, khi nào kết thúc, hạng mục nào sẽ triển khai tiếp theo.
- Tính toán các khoản chi thiết yếu cho từng công việc: Đây là bước có vai trò cân đối chi phí giữa các hạng mục và giữa các nhà thầu
- Tính toán thời gian hoàn thành công việc
- Lập bảng tiến độ: Đây là bước quan trọng nhất, thường mất rất nhiều thời gian và công sức.
- Thực hiện công việc theo đúng bảng thi công xây dựng: Sau khi bảng tiến độ công việc đã được duyệt, bạn cần đối chiếu công việc thực tế với nội dung đó. Đương nhiên sẽ có những phát sinh và tình huống bất ngờ.
4. Các yêu cầu và cơ sở lập tiến độ thi công
Khi lập bảng tiến độ thi công, bắt buộc phải căn cứ vào các yêu cầu và kế hoạch hoàn thành của dự án. Vì vậy, trước lúc triển khai cần xác định chính xác những yếu tố này để đảm bảo tiến độ sát với thực tế nhất.
4.1. Những yêu cầu của tiến độ thi công xây dựng:
- Nhà thầu, chủ đầu tư yêu cầu áp dụng những công nghệ thi công nào vào dự án?
- Tận dụng tối đa nguồn tài nguyên về vật liệu, máy móc sẵn có để tiết kiệm tài nguyên cũng như tối đa được công suất.
- Tùy vào tính chất và điều kiện của từng công trình mà xây dựng bảng công hợp lý, phương pháp thi công thích hợp
- Phân bổ đúng nguồn lực vào hạng mục quan trọng
- Bảo đảm tính ổn định, liên tục trong toàn bộ quá trình
4.2. Cơ sở lập tiến độ thi công xây dựng:
- Bản vẽ thi công
- Quy phạm kỹ thuật xây dựng, tiêu chuẩn kỹ thuật dự án
- Định mức vật tư, máy móc, nhân công
- Tính chất máy móc, các thiết bị đặc chủng
- Khối lượng công việc
- Năng lực của từng đơn vị thi công
- Điều kiện địa chất, thổ nhưỡng, thủy văn, giao thông tại khu vực thi công
- Công nghệ, biện pháp kĩ thuật thi công
- Diện tích khu vực thi công
- Điều kiện về cơ sở hạ tầng: Điện, nước…
- Yêu cầu về thời gian hoàn thành, bàn giao công trình
- Thời hạn hoàn thành và bàn giao công trình do chủ đầu tư đề ra.
5. Mẫu bảng tiến độ thi công
Ngay sau đây là một mẫu bảng tiến độ thi công được lập bằng file excel. Mẫu bảng này rất chi tiết và đầy đủ, bạn đọc có thể tải xuống và tùy chỉnh để phù hợp với dự án của mình.
Tải xuống tại ĐÂY.
Đó là toàn bộ những thông tin cần thiết cũng như mẫu bảng tiến độ thi công chuẩn. Hy vọng nó đã giúp ích cho công việc của mọi người. Bên cạnh đó, để tìm hiểu các chủ đề về đất đai, xây dựng, thiết kế, phong thủy, bạn hãy truy cập bất động sản ODT hàng này nhé