Thị trường bất động sản TP.HCM, trong đó có quận Thủ Đức luôn thu hút sự quan tâm của nhiều người. Hãy cùng bất động sản ODT tìm hiểu thông tin và bản đồ quy hoạch thành phố Thủ Đức để có những quyết định đúng đắn khi đầu tư bất động sản tại đây. 

1. Bản đồ quy hoạch thành phố Thủ Đức - Vị trí và phạm vi ranh giới 

Bản đồ quy hoạch thành phố Thủ Đức - Vị trí và phạm vi ranh giới 

Thủ Đức là một thành phố thuộc TP.HCM, nằm ở cửa ngõ phía Đông. Đây là thành phố mới được thành lập chính thức vào ngày 1/1/2021 trên cơ sở sáp nhập 3 quận cũ của TP.HCM là quận 2, quận 9 và quận Thủ Đức nhằm xây dựng và hình thành một khu đô thị sáng tạo, tương tác cao phù hợp với chủ trương phát triển kinh tế số, phát huy năng lực, đổi mới, sáng tạo của TP.HCM. 

Sau khi thành lập, thành phố Thủ Đức có diện tích khoảng 211,56km2 và quy mô dân số đạt 1.013.795 người (năm 2019). Thủ Đức có vị trí đắc địa khi phía Đông giáp thành phố Biên Hoà và huyên Long Thành (tỉnh Đồng Nai); phía Tây giáp quận 12, quận Bình Thạnh, quận 1 và quận 4; phía Bắc giáp các thành phố Thuận An và Dĩ An (tỉnh Bình Dương); phía Nam giáp huyện Nhơn Trạch (tỉnh Đồng Nai) và quận 7.

Thành phố có vị trí quan trọng trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là đầu mối tuyến giao thông huyết mạch giữa thành phố HCM và các tỉnh Đông Nam Bộ. 

Theo bản đồ quy hoạch thành phố Thủ Đức, thành phố có 34 phường trực thuộc, gồm: An Khánh, An Phú, An Lợi Đông, Bình Thọ, Bình Chiểu, Bình Trưng Tây, Bình Trưng Đông, Hiệp Bình Chánh, Cát Lái, Hiệp Bình Phước, Linh Chiểu, Hiệp Phú, Linh Tây, Linh Đông, Linh Xuân, Linh Trung, Long Phước, Long Bình, Long Trường, Long Thạnh Mỹ, Phước Bình, Phú Hữu, Phước Long B, Phước Long A, Tam Bình, Tân Phú, Tam Phú, Tăng Nhơn Phú A, Tăng Nhơn Phú B, Thảo Điền, Thạnh Mỹ Lợi, Trường Thạnh, Thủ Thiêm, Trường Thọ.

2. Bản đồ thành phố Thủ Đức 

Bản đồ thành phố Thủ Đức  bản đồ quy hoạch thành phố Thủ Đức

3. Lịch sử hình thành thành phố Thủ Đức

3.1. Giai đoạn 1997  

Ngày 06/01/1997, huyện Thủ Đức được giải thể để thành lập 3 quận mới, gồm quận 9, quận 2 và quận Thủ Đức, theo Nghị định số 03-CP của Chính phủ. Trong đó, quận Thủ Đức có diện tích 4.726,5ha và dân số khoảng 163.394 người. Quận có 12 phường trực thuộc. 

Quận 2 có diện tích 5.029ha và dân số khoảng 86.027 người. Về đơn vị hành chính, quận 2 gồm 11 phường trực thuộc. Quận 9 có diện tích 11.362ha và dân số khoảng 126.220 người. Đơn vị hành chính quận 9 gồm 13 phường trực thuộc. 

3.2. Giai đoạn đến năm  2019 

Quận Thủ Đức có diện tích 47,80km2 và quy mô dân số khoảng 532.377 người. Quận có 12 phường gồm: Bình Chiểu, Hiệp Bình Chánh, Bình Thọ, Hiệp Bình Phước, Linh Đông, Linh Chiểu, Linh Trung, Linh Tây, Tam Bình, Linh Xuân, Trường Thọ, Tam Phú. 

Quận 2 có diện tích 49,79km2, quy mô dân số khoảng 171.311 người. Quận có 11 phường trực thuộc gồm An Khánh, An Phú, An Lợi Đông, Bình Khánh, Bình An, Bình Trưng Tây, Bình Trưng Đông, Thạnh Mỹ Lợi, Cát Lái, Thủ Thiêm, Thảo Điền. 

Quận 9 có diện tích 113,97km2 và quy mô dân số khoảng 310.107 người. Quận có 13 phường gồm Long Phước, Long Bình, Hiệp Phú, Long Trường, Long Thạnh Mỹ, Phước Bình, Phú Hữu, Phước Long B, Phước Long A, Tàng Nhơn Phú A, Tân Phú, Tăng Nhơn Phú B, Trường Thạnh.

3.3. Giai đoạn từ năm 2021 đến nay

giai đoạn từ năm 2021 đến nay

Ngày 9 tháng 12 năm 2020, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và thành lập thành phố Thủ Đức trên cơ sở sáp nhập toàn bộ diện tích và dân số quận 2, quận 9 và quận Thủ Đức. 

Theo ý tưởng quy hoạch phát triển Khu đô thị sáng tạo tương tác cao phía Đông thành phố HCM, Khu đô thị thành phố Thủ Đức sẽ gồm 6 khu vực trọng điểm, gồm:

  • Khu Trường Thọ: Đô thị tương lai, áp dụng những ý tưởng độc đáo có tính cách mạng về công nghệ. Sử dụng vành đai giao thông khép kín kết nối các khu vực khác để tiếp cận đến từng ngóc ngách. 
  • Khu công nghệ cao (SHTP): Trung tâm sản xuất tự động hoá, ngôi nhà của nền công nghiệp thế kỷ 21.
  • Khu Đại học Quốc gia TP.HCM: Quần thể giáo dục - đào tạo và trung tâm khởi nghiệp sáng tạo.
  • Khu tài chính Thủ Thiêm: Trung tâm công nghệ tài chính của khu vực. 
  • Khu Rạch Chiếc: Trung tâm thể thao và sức khoẻ của Đông Nam Á. 
  • Khu Tam Đa: Trung tâm công nghệ sinh thái và khu đô thị có khả năng chống chịu cao.

4. Định hướng quy hoạch quận Thủ Đức lên Thành phố Thủ Đức

Với mục tiêu quy hoạch quận Thủ Đức lên thành phố, UBND TP.HCM đã vạch ra những việc làm cần thiết sau đây:

  • Phát triển dịch vụ mua sắm, ẩm thực ở trạm dừng thuộc tuyến đường sắt số 1 (Bến Thành - Suối Tiên).
  • Hình thành 4 trung tâm thương mại và 2 siêu thị lớn tại tuyến đường chính. 
  • Thành lập trung tâm logistic 74ha tại phường Linh Trung. Đồng thời, nâng cấp chợ đầu mối Thủ Đức thành chợ hiện đại. 
  • Phát triển hạ tầng giao thông và hoàn thiện các công trình trọng điểm nhiệm cũ chưa hoàn thành.
  • Phát triển mảng xanh khu vực cửa ngõ, tăng diện tích mảng xanh tại các công viên, tuyến đường. 

5. Bản đồ quy hoạch thành phố Thủ Đức - Quy hoạch trung tâm thành phố Thủ Đức 

Theo bản đồ quy hoạch thành phố Thủ Đức mới nhất, trong tương lai, trung tâm thành phố Thủ Đức chính là phường Trường Thọ. Những yếu tố thuận lợi khiến phường Trường Thọ trở thành trung tâm thành phố Thủ Đức là vị trí đắc địa nằm ở cửa ngõ, hệ thống giao thông đồng bộ với ba loại hình giao thông đường bộ, đường thuỷ, metro. Bên cạnh đó, phường Trường Thọ được định hướng phát triển thành một khu đô thị mới nằm dọc theo tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên và tuyến đường Xa Lộ Hà Nội. 

Bản đồ quy hoạch thành phố Thủ Đức - Quy hoạch trung tâm thành phố Thủ Đức 

Theo TSKH-KTS Ngô Viết Nam, để tạo điểm nhấn cho thành phố Thủ Đức, TP.HCM cần có 7 khu đô thị gắn trong quy hoạch chung của thành phố cũng như quy hoạch vùng, cụ thể:

  • Xây dựng trung tâm tài chính Thủ Thiêm với quy mô xứng tầm các trung tâm tài chính lớn của thế giới như Thượng Hải, Hồng Kông...
  • Thành lập khu đô thị công nghệ cao với hạt nhân là Khu Công nghệ cao sẵn có.
  • Xây khu đô thị đại học với hệ thống Đại học Sư phạm Kỹ Thuật, Đại học Quốc gia TP.HCM, Đại học Nông Lâm, Đại học Fulbright Việt Nam, cùng chi nhánh các trường đại học của tỉnh lân cận...
  • Xây dựng khu đô thị hoàn toàn mới nằm trong quy hoạch vùng nhằm kết nối các tỉnh lân cận và đáp ứng nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hoá của người dân. 
  • Thành lập khu đô thị sáng tạo mang tính tổng hợp nơi các nhà nghiên cứu, sáng chế nghiên cứu các sản phẩm mới ứng dụng vào công nghiệp.
  • Xây khu đô thị Rạch Chiếc, nơi diễn ra các sự kiện thể dục thể thao lớn của cả nước. 
  • Xây khu đô thị nông nghiệp công nghệ cao cung cấp thực phẩm sạch cho người dân. Khu đô thị này sẽ đồng thời là vành đai xanh, lá phổ của thành phố Thủ Đức.

6. Thông tin bản đồ quy hoạch thành phố Thủ Đức về giao thông 

TP.HCM luôn chú trọng vào viêc đầu tư cơ sở hạ tầng, giao thông hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân. Nhiều công trình lớn đang được triển khai và hoàn thiện.

6.1. Cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây (đoạn 4km đầu)

Cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây (đoạn 4km đầu)

Tuyến cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây có điểm đầu tại điểm giao cắt với Đại lộ Mai Chí Thọ (quận 2, TP.HCM), điểm cuối là điểm giao cắt Quốc lộ 51 (AH17) (huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai).  Dự án được khởi công xây dựng ngày 3/10/2009, quy mô 4 làn xe, tổng chiều dài 55,7km. Tuyến cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây góp phần tăng cường kết nối giao thông, kinh tế giữa TP.HCM và các vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Sau khi hoàn thành xây dựng, thời gian di chuyển từ TP.HCM đi Phan Thiết và Vũng Tàu sẽ giảm đáng kể. 

6.2. Tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên)

Tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) 

Là một tuyến đường sắt đô thị thuộc hệ thống Đường sắt đô thị Thành phố Hồ Chí Minh, tuyến Metro số 1 có đoạn đi ngầm dài 2,6km qua 3 ga và đoạn đi trên cao dài 17,1km qua 11 ga. Được khởi công xây dựng vào năm 2012 nhưng đến nay dự án phải lùi tiến độ hoàn thành đến năm 2022 do một số khó khăn về vốn. Mặc dù chưa hoàn thành, nhưng dự án giao thông này vẫn tác động tích cực và là động lực lớn đối với kinh tế và thị trường bất động sản thành phố Thủ Đức. Trong đó, giá đất không ngừng tăng lên, nhiều dự án bất động sản được triển khai quanh tuyến hoặc cách tuyến khoảng 2,5km. 

6.3. Bến xe Miền Đông mới 

Bến xe Miền Đông cũng là một trong những động lực thúc đẩy thành phố Thủ Đức phát triển. Bến có quy mô 16ha, trong đó 29.880m2 là diện tích bãi đỗ ô tô chờ đón khách; 21.000m2 là diện tích bãi đỗ xe dành cho phương tiện khác, và 1.152m2 là diện tích phòng chờ của khách. Đây là dự án có ý nghĩa chiến lược quan trọng, giúp làm giảm ùn tắc giao thông, giảm áp lực lưu thông trên các tuyến đường giao thông nội thành và thúc đẩy giá mua bán nhà đất tại đây tăng cao. 

6.4. Đại lộ Phạm Văn Đồng 

Đại lộ Phạm Văn Đồng thuộc tuyến đường vành đai số 1 tại TP.HCM, nằm ở vị trí cửa ngõ phía Đông Bắc, có điểm đầu là Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và điểm cuối là Ngã tư Linh Xuân thuộc thành phố Thủ Đức. Chiều dài tuyến 13,6km, rộng 30-65m với 12 làn xe. Đây là đại lộ giao thông huyết mạch góp phần giảm ùn tắc giao thông và tạo điều kiện thuận lợi để người dân di chuyển tới các khu vực trọng điểm của thành phố và các tỉnh lân cận. 

6.5. Hầm Chui Mỹ Thuỷ 

Dự án giao thông trọng điểm Hầm Chui Mỹ Thuỷ có tổng số vốn đầu tư gần 2.400 tỷ đồng. Đây là dự án có ý nghĩa chiến lược đối với TP.HCM, góp phần giải quyết vấn đề ùn tắc giao thông, tạo điều kiện giúp vận chuyển hàng hoá vào cảng Cát Lái một cách thuận lợ và kết nối đường Vành đai 2 từ cầu Phú Mỹ lên đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây. Bên cạnh đó, dự án cũng góp phần tăng cường giao thông trên tuyến, đồng bộ hệ thống hạ tầng giao thông và hoàn chỉnh quy hoạch. 

6.6. Hầm Thủ Thiêm 

Hầm Thủ Thiêm

Hầm Thủ Thiêm thuộc Đại Lộ Đông Tây, có điểm đầu nằm ở quận 1 và điểm cuối là khu đô thị mới Thủ Thiêm (Quận 2). Kể từ khi hoàn thành xây dựng, dự án có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển khu Đông và thành phố Thủ Đức. 

6.7. Cầu Thủ Thiêm 2

Cầu Thủ Thiêm 2 là dự án nối Khu đô thị mới Thủ Thiêm (quận 2) với khu trung tâm. Tổng chiều dài dự án hơn 1,4km, trong đó phần cầu dài 885,7m, quy mô 6 làn xe. Dự án góp phần hoàn thiện hệ thống giao thông trục chính TP.HCM và giải toả áp lực giao thông ở phía Đông.

Bên cạnh đó, trong giai đoạn 2020 - 2022, Sở Giao thông Vận tải TP.HCM sẽ triển khai, nâng cấp, xây dựng và mở rộng nhiều tuyến đường giao thông phía Đông như mở rộng đường Nguyễn Duy Trinh lên 4m; xây dựng đường nối từ cảng Cát Lái ra đường Vành đai 2; xây đoạn tuyến kết nối từ cầ Phú Hữu đến Xa lộ Hà Nội; mở rộng đường Nguyễn Thị Định lên 77m (đoạn từ cầu Giồng Ông Tố đến cầu Mỹ Thuỷ).