Việc nắm bắt thông tin và bản đồ quy hoạch thành phố Thanh Hoá mới nhất là rất quan trọng, đặc biệt là khi bạn có ý định đầu tư hoặc mua bán nhà đất ở đây. Hãy cùng bất động sản ODT tìm hiểu thông tin quy hoạch của thành phố này. 

1. Vị trí hành chính, giới hạn quy hoạch

 Vị trí hành chính, giới hạn quy hoạch

Trải qua ngàn năm lịch sử, Thanh Hoá là thành phố nuôi dưỡng và phát triển nhiều anh hùng, nhân tài của dân tộc, những con người đã cống hiến cho sự phát triển của đất nước. Đến nay, Thanh Hoá được xem là mảnh đất linh thiêng, anh hùng và là một điểm đến du lịch lý tưởng dành cho những ai muốn tìm hiểu lịch sử nước nhà. Không chỉ như vậy, Thanh Hoá còn nổi tiếng với cảnh núi non hùng vĩ, bãi tắm đẹp và cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng. 

Là một thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Thanh Hoá, Bắc Trung Bộ, Việt Nam, Thanh Hoá là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật của tỉnh Thanh Hoá. Bên cạnh đó, đây cũng là một trong ba thành phố trung tâm lớn của vùng Bắc Trung Bộ. 

Ngày 29/4/2014, TP Thanh Hoá được công nhận là đô thị loại I trực thuộc tỉnh với sứ mệnh quan trọng là thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, dịch vụ đa ngành, đa lĩnh vực và công nghiệp của toàn tỉnh. Thành phố có diện tích khoảng 147km. Dân số năm 2019 là khoảng 359.910 người. 

Phạm vi lập quy hoạch của thành phố sẽ bao gồm toàn bộ địa giới hành chính của thành phố và toàn bộ địa giới hành chính của huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá. Về ranh giới lập quy hoạch, thành phố Thanh Hoá có phía Bắc giáp huyện Hoằng Hoá, huyện Thiệu Hoa; phía Nam giáp huyện Quảng Xương, huyện Nông Cống; phía Đông giáp huyện Hoằng Hoá, thành phố Sầm Sơn; và phía Tây giáp huyện Triệu Sơn, huyện Thiệu Hoá. 

Với vị trí đắc địa, thành phố Thanh Hoá là đầu mối giao lưu của tỉnh với cả nước, có vai trò quan trọng về an ninh, quốc phòng và có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển dịch vụ đa ngành, đa lĩnh vực, phát triển công nghiệp sạch công nghệ cao. 

Thành phố có 34 đơn vị hành chính cấp xã gồm 30 phường (Ba Đình, An Hưng, Đông Cương, Điện Biên, Đông Hương, Đông Hải, Đông Sơn, Đông Lĩnh, Đông Tân, Đông Vệ, Đông Thọ, Lam Sơn, Hàm Rồng, Nam Ngạn, Long Anh, Phú Sơn, Ngọc Trạo, Quảng Đông, Quảng Cát, Quảng Phú, Quảng Hưng, Quảng Thành, Quảng Tâm, Quảng Thịnh, Quảng Thắng, Tân Sơn, Tào Xuyên, Thiệu Khánh, Thiệu Dương, Trường Thi) và 4 xã (Hoằng Đại, Đông Vinh, Thiệu Vân, Hoằng Quang).

2. Bản đồ quy hoạch thành phố Thanh Hoá 

Bản đồ quy hoạch thành phố Thanh Hoá 

Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch chung Đô thị Thanh Hoá (thành phố Thanh Hoá mở rộng) đến năm 2040. Trong đó bao gồm nâng cao vai trò, vị thế của đô thị Thanh Hoá thành trung tâm kết nối vùng kinh tế Bắc Trung Bộ và các vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng Tây Bắc Việt Nam và Đông Bắc nước Lào.

Xây dựng Thanh Hoá trở thành đô thị tỉnh lỵ, trung tâm tổng hợp của tỉnh Thanh Hoá. Đồng thời, đáp ứng vai trò đầu tàu kết nối, trung tâm động lực phát triển mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội, khoa học kỹ thuật và an ninh quốc phòng của tỉnh Thanh Hoá. 

Việc quy hoạch thành phố Thanh Hoá nhằm tạo điều kiện thu hút đầu tư, phát triển đa dạng các ngành công nghiệp và dịch vụ thương mại, du lịch - văn hoá - lịch sử - sinh thái với định hướng phát triển đô thị mạnh về dịch vụ, phát triển các quỹ đất để xây dựng nhà ở và phát triển thị trường bất động sản; và hoàn thiện hệ thống hạ tầng xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

3. Quy hoạch phát triển không gian thành phố Thanh Hoá 

3.1. Khu vực trung tâm 

Định hướng quy hoạch phát triển khu vực trung tâm thành phố sẽ gồm: Xây dựng cấu trúc và phát triển đô thị; xác định các hệ thống trung tâm, công viên, hành lang cây xanh và không gian mở, quảng trường trung tâm cấp đô thị; định hướng phát triển các khu vực dân cư nông thôn; xác định mối liên hệ giữa không gian đô thị cũ và mới; dự báo phát triển không gian vùng, dự báo chiến lược về phát triển kinh tế vùng Bắc Trung Bộ; phát triển khu vực thành phố Thanh Hoá - Sầm Sơn và các khu vực phụ cận trở thành khu trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, an ninh, du lịch và các hoạt động thương mại.

3.2. Vùng động lực kinh tế khác

Vùng động lực kinh tế  Định hướng 
Trục quốc lộ 1A

Từ thị xã Bỉm Sơn đến khu kinh tế Nghi Sơn, ưu tiên phát triển các khu công nghiệp anh, kết nối các tuyến đường ngang nối quốc lộ 1A với các khu du lịch ven biển.

Triển khai một số dự án trung tâm dịch vụ, các cơ sở đào tạo nghề và y tế chất lượng cao.

Trục đường Hồ Chí Minh 

Từ Thạch Thành đi Cẩm Thuỷ, Ngọc Lặc, Lam Sơn - Sao Vàng, Bãi Trành, tập trung phát triển khu công nghiệp công nghệ cao Lam Sơn - Sao Vàng. 

Phát triển các dự án chế biến nông lâm sản, chế biến khoáng sản...

Trục quốc lộ 45 và 47 

Từ thị xã Sầm Sơn đi thành phố Thanh Hoá đến khu công nghiệp Lam Sơn - Sao Vàng, xây dựng các khu đô thị tập trung, các khu trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Xây dựng các khu trung tâm công nghệ cao, du lịch và dịch vụ.

Các đô thị 

Nghiên cứu định hướng phát triển hệ thống đô thị.

Đề xuất quy mô, tính chất, chức ăng từng đô thị trên cơ sở điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, mối liên kết giao thông.

Hình thành các cụm đô thị chia sẻ và hỗ trợ lẫn nhau trong không gian kinh tế - kỹ thuật đô thị toàn tỉnh.

Các điểm dân cư nông thôn  Triển khai và đề xuất mô hình khu ở dân cư theo tiêu chuẩn "Nông thôn mới".
Các vùng sản xuất công nghiệp 

Thiết kế các vùng sản xuất công nghiệp theo quy định.

Đề xuất phân bố các vùng công nghiệp, khu công nghệ cao, vùng công nghiệp chuyên ngành và vùng công nghiệp đa ngành gắn liền với 4 cực động lực kinh tế và 3 trục phát triển kinh tế.

Đề xuất phân bố các cụm công nghiệp vừa và nhỏ gắn liền với các cơ sở sản xuất thủ công nghiệp và các làng nghề tại tỉnh.

Các khu sản xuất nông, lâm ngư nghiệp 

Thiết lập dự án khu công nghiệp ứng dụng công nghệ cao Lam Sơn - Sao Vàng. 

Phân bố các vùng nông, lâm ngư nghiệp để tạo ra các vùng sản xuất chuyên canh lớn, sản xuất tập trung.

Các vùng du lịch 

Phát triển các khu du lịch biển, nghỉ dưỡng tại các bãi tắm đẹp như Hoằng Hoá, Sầm Sơn, Hải Hoà, Tĩnh Gia. 

Phát triển các khu du lịch văn hoá có tính lịch sử.

Phát triển các sản phẩm dịch vụ cao cấp, chất lượng cao tại các khu du lịch.

4. Quy hoạch về đất đai

Bản đồ quy hoạch thành phố Thanh Hoá về đất đai

Quy hoạch đất đai thành phố Thanh Hoá gồm các nội dung chính sau đây:

  • Cải tạo các khu dân cư cũ, xây dựng các khu công nghiệp Bắc sông Mã, các khu trung tâm thương mại, quảng trường trung tâm thành phố tại phía Nam quốc lộ 1A và đại lộ Lê Lợi. 
  • Xây dựng một số khu đô thị mới ở phía Bắc đại lộ Nam sông Mã, phía Nam khu vực thành phố thuộc xã Quảng Thành; phía Đông ở khu vực ở Quảng Đông. 
  • Xây dựng 5 cụm công trình kiến trúc trọng điểm, gồm các toà nhà cao cố, các công trình dịch vụ thương mại. 
  • Xây dựng cầu vượt sông Mã ở đại lộ Lê Lợi và các tuyến đường cao tốc, ga đường sắt cao tốc tại khu vực Đông Tân. 
  • Xây dựng bến xe trung tâm thành phố phía Đông ga đường sắt cao tốc khu vực Đông Tân; bến xe phía Nam khu vực Quảng Thịnh; bến xe phía Bắc khu vực Tào Xuyên; phía Đông ở thị trấn Môi.
  • Xác định 5 công viên tại các khu vực: Rừng Thông; Hàm Rồng; Mật Sơn; núi Nhồi; và Đông Hương. 
  • Xây dựng cầu Thiệu Khánh qua sông Chu.

5. Quy hoạch giao thông Thanh Hoá 

quy hoạch giao thông Thanh Hoá

Về quy hoạch giao thông, thành phố Thanh Hoá đặt mục tiêu kết nối đồng bô trong thành phố, nối thành phố với các huyện, các tỉnh lân cận và các nước trong khu vực. Đồng thời, phát triển theo xu hướng hiện đại, áp dụng các biện pháp giảm ách tắc giao thông; tăng diện tích đất cho cây xanh, bãi đỗ xe.

Thành phố xác định các khung giao thông vùng, các công trình đấu mối giao thông quan trọng liên kết với các vùng kinh tế động lực của tỉnh. Bên cạnh đó, đề ra các giải pháp phát triển hạ tầng giao thông và khai thác thế mạnh giao thông đường thuỷ của sông Mã, sông Chu và biển Đông.

  • Đường bộ: Tuyến cao tốc Bắc - Nam; tuyến quốc lộ 1A; tuyến quốc lộ 10; đại lộ Nam sông Mã; quốc lộ 47; quốc lộ 45; tuyến mới Đông Tây xuyên tâm phía Nam; đường vành đai 2 và đường vành đai 3.
  • Đường sắt: Xây dựng mới tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam có hướng tuyến về phía Tây thành phố.
  • Đường thuỷ: Nâng cao năng lực cảng Lễ Môn; xây dựng mới cảng hàng hoá phía hạ lưu sông Mã tại Quảng Châu; xây dựng cảng hành khách tại Hàm Rồng - Nam Ngạn - Đông Vệ.
  • Hàng không: Xây dựng sân bay dân dụng tại xã Quảng Nhân.

6. Quy hoạch thành phố Thanh Hoá đến năm 2040 

Với mục tiêu đưa thành phố Thanh Hoá trở thành trung tâm kết nối vùng kinh tế Bắc Trung Bộ và các vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng Tây Bắc Việt Nam và Đông Bắc nước Lào, UBND tỉnh Thanh Hoá đã chia lộ trình phát triển của thành phố theo 3 giai đoạn.

Giai đoạn 2020 - 2025: Hoàn thiện hệ thống công cụ quản lý quy hoạch kiến trúc đô thị, hệ thống hạ tầng khung đô thị, phát triển đô thị xanh gắn với mô hình đô thị thông minh, hoàn thiện các tuyến giao thông; phát triển hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp phía Tây, các cụm công nghiệp, trung tâm thương mại lớn: 

Giai đoạn 2026 - 2030: Phát triển không gian trung tâm đô thị; hoàn thiện các trục giao thông chính của đô thị; tập trung đầu tư khu vực Hàm Rồng - Núi Đọ và hai bên bờ sông Mã; đầu tư phát triển các khu đô thị tại khu vực phía Tây; hình thành trục kết nối Sầm Sơn - Hàm Rồng - Vạn Hà - Lam Sơn; cải tạo và chỉnh trang các khu vực đô thị hiện hữu, khai thác và sử dụng hiệu quả quỹ đất; phát triển hạ tầng giao thông đô thị. 

Giai đoạn 2031 - 2040: Hoàn thiện đô thị theo quy hoạch được duyệt; phá triển hệ thống giao thông công cộng; hình thành khu đô thị, dịch vụ thương mại gắn với Ga đường sắt tốc độ cao và khu hỗn hợp gắn với khu liên hợp thể thao tỉnh và khu đô thị y tế... Đồng thời phát triển các ngành công nghiệp sạch, công nghệ cao, hỗ trợ khu kinh tế Nghi Sơn và khu công nghệ Lam Sơn - Sao Vàng...