Giao dịch bất động sản đòi hỏi sự cẩn trọng, kỹ lưỡng với nhiều công đoạn phức tạp. Nếu nhà đầu tư vội vàng, rất có thể vướng phải nhiều rủi ro và nguy cơ mất sạch vốn.

tranh-xa-7-loai-giao-dich-bat-dong-san-sau-de-khong-tien-mat-tat-mang

1. Giao dịch bất động sản kiểu “lúa non”

Đây là khái niệm dùng để chỉ những giao dịch bất động sản không có pháp lý đầy đủ, hoàn chỉnh. Với lời quảng cáo hấp dẫn như khả năng lướt sóng dễ dàng và luôn tạo ra giá trị bên bán bày ra để đánh vào lòng tham của người mua, nhiều nhà đầu tư dễ dàng bị mắc bẫy cho dù đã hiểu rõ tình trạng pháp lý của sản phẩm.

2. Giao dịch nhà đất qua vi bằng

Nhiều ngôi nhà “chung sổ” được rao bán với hình thức đồng sở hữu, lập vi bằng với giá rẻ bất ngờ. Tuy nhiên, theo quy định của Luật Nhà ở, Luật Đất đai, việc mua bán, chuyển nhượng nhà đất phải được lập thành văn bản (hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất) tại các tổ chức hành nghề công chứng. Do  đó, giao dịch nhà đất qua vi bằng không có giá trị về mặt pháp lý, người mua có thể phải ra khỏi nhà bất cứ lúc nào.

3. Giao dịch nhà đất không chính chủ

Nhà đất không chính chủ thường được bán với giá rẻ hơn rất nhiều so với thị trường. Tuy nhiên, hình thức này tồn tại nhiều rủi ro như tốn thời gian, khả năng kiện tụng, tranh chấp. Đặc biệt khi Nhà nước thu hồi đất, người mua sẽ không nhận được bất cứ khoản bồi thường nào.

4. Giao dịch nhà đất bằng hợp đồng ủy quyền

Nhiều người sử dụng “hợp đồng ủy quyền” trong giao dịch mua bán nhà đất để tránh thuế. Tuy nhiên, việc mua bán này tồn tại nhiều rủi ro như tài sản thuộc diện tranh chấp, hợp đồng ủy quyền bị vô hiệu, kê biên thi hành án,…

5. Giao dịch nhà đất bằng hợp động cọc

Hợp đồng đặt cọc nhà đất thường gặp ở những khu vực sốt đất. Tuy nhiên, do hợp đồng đặt cọc thường sơ sài với cam kết nửa vời nên tiềm ẩn nhiều rủi ro như hợp đồng đặt cọc sang tay từ người này sang người khác hay người mua có thể rơi vào bẫy của những kẻ lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

6. Giao dịch nhà đất bằng hợp đồng góp vốn

Về bản chất, hợp đồng góp vốn không phải là hợp đồng mua bán nhà đất và sản phẩm cũng không hoàn chỉnh. Ngoài ra, các điều khoản, cam kết trong hợp đồng góp vốn thường không đảm bảo quyền lợi cho người mua. Khi xảy ra bất lợi, người mua có thể không được bồi thường thỏa đáng.

7. Giao dịch nhà đất đang bị chiếm dụng hoặc thế chấp

Nếu nhà đất đang bị tranh chấp hoặc chiếm dụng, giao dịch mua bán có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro pháp lý, thậm chí người mua có thể mất trắng tài sản nếu không cẩn thận.

(Nguồn tổng hợp)